Review sản phẩm
Hướng dẫn cách phòng cháy chữa cháy cho nhà liền kề san sát nhau
Nhà liền kề san sát nhau thường có nguy cơ cháy lan rất cao nếu không được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) đầy đủ và đúng tiêu chuẩn. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách phòng cháy chữa cháy hiệu quả cho các hộ gia đình, hộ kinh doanh trong khu vực này.
1. Tại sao cần đặc biệt chú ý đến PCCC cho nhà liền kề?
Khoảng cách giữa các nhà hẹp: Gây khó khăn cho lực lượng cứu hỏa tiếp cận và dễ gây cháy lan.
Vật liệu dễ cháy: Nhiều nhà sử dụng vật liệu gỗ, nhựa, biển hiệu quảng cáo, vách ngăn tạm...
Hoạt động kinh doanh thường xuyên: Tăng nguy cơ chập điện, cháy nổ do sử dụng nhiều thiết bị điện.
2. Yêu cầu về chiều cao của nhà ở liền kề phải được thiết kế theo quy định như thế nào?
Tại Mục 5.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế quy định yêu cầu về chiều cao của nhà ở liên kế như sau:
Yêu cầu về chiều cao
5.5.1 Trong mọi trường hợp nhà ở liên kế không được cao hơn 6 tầng. Trong các ngõ (hẻm) có chiều rộng nhỏ hơn 6 m, nhà ở liên kế không được xây cao quá 4 tầng.
5.5.2 Chiều cao của nhà ở liên kế phải tuân theo quy hoạch xây dựng được duyệt.
Đối với các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì chiều cao nhà không lớn hơn 4 lần chiều rộng nhà (không kể phần giàn hoa hoặc kiến trúc trang trí).
Trong một dãy nhà liên kế nếu cho phép có độ cao khác nhau thì chỉ được phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dãy. Độ cao tầng 1 (tầng trệt) phải đồng nhất.
Đối với nhà liên kế có sân vườn, chiều cao không lớn hơn 3 lần chiều rộng của ngôi nhà hoặc theo khống chế chung của quy hoạch chi tiết.
5.5.3 Các tuyến đường, phố có chiều rộng lớn hơn 12 m, chiều cao nhà ở liên kế được hạn chế theo góc vát 450 (chiều cao mặt tiền ngôi nhà bằng chiều rộng đường).
Trường hợp các tuyến đường, phố có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 12 m, chiều cao nhà ở liên kế không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 450 (không lớn hơn chiều rộng đường).
Đối với các khu vực có đường nội bộ bên trong, chiều cao của nhà liên kế không vượt quá giao điểm giữa đường với góc vát 300 (không vượt quá 0,6 lần chiều rộng đường).
5.5.4 Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liên kế có thể được thiết kế theo quy định sau:
- Lô đất có diện tích 30 m2 đến nhỏ hơn 40 m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m thì được phép xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 16 m);
- Lô đất có diện tích 40 m2 đến 50 m2, chiều rộng mặt tiền từ trên 3 m đến dưới 8 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m thì được phép xây dựng không quá 5 tầng + 1 tum, hoặc có mái chống nóng (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 20 m);
- Lô đất có diện tích trên 50 m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển thì chỉ được xây nhà 6 tầng (tổng chiều cao nhà không lớn hơn 24 m).
5.5.5 Trong trường hợp dãy nhà liên kế có khoảng lùi thì cho phép tăng chiều cao công trình theo chiều cao tối đa được duyệt trong quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực.
CHÚ THÍCH:
1) Trong dãy nhà liên kế mặt phố cần có khoảng lùi thống nhất cho toàn đoạn phố. Trong trường hợp các khoảng lùi hiện hữu không thống nhất, khoảng lùi chung được xác định bằng trị số trung bình của các khoảng lùi hiện hữu, làm tròn đến 0,5 m.
2) Không được xây dựng, lắp đặt thêm các vật thể kiến trúc khác cao hơn chiều cao cho phép của công trình.
5.5.6 Chiều cao thông thuỷ của tầng một (tầng trệt) không nhỏ hơn 3,6 m. Đối với nhà có tầng lửng thì chiều cao tầng một không nhỏ hơn 2,7 m.
3. Các quy định về phòng cháy cho nhà ở liên kế phải tuân thủ thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn?
Bình chữa cháy xách tay (bột, khí CO2): Mỗi tầng nên có ít nhất 1 bình.
Hệ thống báo cháy: Cảm biến khói, nhiệt nên được lắp đặt ở các khu vực bếp, kho, cầu thang.
Đèn thoát hiểm và chỉ dẫn lối thoát: Đảm bảo hiển thị rõ ràng khi mất điện.
Phải đảm bảo cung cấp nước chữa cháy khi có xảy cháy.
Phải có giải pháp không cho khói từ buồng thang lan vào các tầng và ngược lại để đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố.
4. Kiểm tra, bảo trì định kỳ
Kiểm tra hệ thống điện, thiết bị điện tối thiểu 6 tháng/lần.
Bảo dưỡng, thay thế bình chữa cháy, thiết bị báo cháy định kỳ.
5. Đào tạo kỹ năng PCCC
Tổ chức tập huấn PCCC cho tất cả thành viên trong nhà.
Diễn tập thoát nạn định kỳ để thành thạo đường thoát hiểm.
6. Những điều cần tránh
Không sạc thiết bị điện qua đêm.
Không để bếp, thiết bị nhiệt hoạt động khi ra khỏi nhà.
Không câu mắc điện sai quy chuẩn.
Việc phòng cháy chữa cháy cho nhà liền kề là vô cùng cần thiết để bảo vệ tính mạng, tài sản của gia đình và cộng đồng. Hãy chủ động trang bị kiến thức và thiết bị PCCC để phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả nhất.
Bạn đang tìm kiếm một hệ thống báo cháy chất lượng, phù hợp với chung cư mini của mình? Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ!
TGROUP - Nhà phân phối SafeFire tại Lâm Đồng
➟ Danh mục sản phẩm
➟ Điện thoại hỗ trợ lắp đặt tại nhà: +84 263 3989 268 - 0903563338
➟ Liên hệ hợp tác đại lý: +84 263 3989 268
Sản phẩm nổi bật
Mũ len FILA x BTS Dynamite Knit Beanie
765.000 đ
Áo polo golf cho nữ PASSARDI Golf Hàn Quốc
1.435.000 đ
Mì lạnh NONGSHIM Soba Kiều Mạch (x5 gói)
191.000 đ
574.000 đ
Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.