Chọn ngày đặt lịch

Ngày bắt đầu
Ngày kết thúc

Hình ảnh

Địa điểm

Mô tả

Hoành Sơn Quan thuộc thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hoành Sơn Quan thuộc loại hình di tích lịch sử – kiến trúc thành lũy, nằm trên đỉnh Đèo Ngang, ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Năm 1833, Vua Minh Mệnh đã cho dựng Hoành Sơn Quan ở trên đỉnh Đèo Ngang, từ đây cùng với Đèo Ngang, Hoành Sơn Quan như một minh chứng hùng hồn về những bước thăng trầm của lịch sử, và trở thành một địa danh có ý nghĩa lớn trong lịch sử và danh thắng của nước nhà.

Hoành Sơn là một dây núi không cao lớn như dãy Giăng Màn, nhưng đây là một vùng núi có nhiều rừng rậm vắt ngang từ Tây sang Đông ra đến tận biển khơi. Nó dựng lên như một bức tường thành giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh. Hoành Sơn đã từng là địa giới, ngăn chặn Hán Hoa, và dần dần trở thành một điểm chống đối trực tiếp với phong kiến phương Bắc, cụ thể bằng việc “Bắc tiến” chiếm lĩnh các vùng đất phia Bắc Lâm Âp, đến tận và vượt cả Hoành Sơn. Từ Lâm Ấp, đối thủ của họ ở phương Bắc dần chuyển từ Trung Hoa sang Đại Việt kể từ các triều đại Ngô, Đình, Tiển Lê, cũng từ những vụ va chạm này đã dẫn đến sự kiện cắt đất dưới thời Lý, Trần.

Từ thể kỷ thứ II, III cho đến năm 1069, Hoành Sơn đã từng là biên giới tự nhiên giữa Việt và Chăm trong gần 10 thể kỳ. Từ thời Lý, Trần đến nhà Hồ thì các cuộc đụng độ quân sự liên tiếp xảy ra giữa Đại Việt và Chăm. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ. Triều Hồ ngay từ đầu đã cải cách nhiều mặt, trong phạm vi toàn quốc. Hồ Quý Ly chỉnh đốn lại toàn bộ bộ máy cai trị, đối với hai xử Tân Bình và Thuận Hóa, nhà Hồ đã thực hiện một số cái cách quan trọng.

Tháng 3-1402, Hồ Hán Thương cho sửa chữa đường ra từ Tây Đô đến Hóa Châu, dọc đường đặt phố xá và trạm dịch để truyền tin, đưa thư gọi là Thiên Lỳ Cù. Đường giao thông chính thức xuyên Nam- Bắc của nhà nước phong kiến đầu tiên ra đời. Vì vậy, bài thơ của Bùi Tôn Trai có câu: “Cổ thành Lâm Ấp trúc, lục lộ Tử An bình”, (thành cũ do Lâm Ấp đấp, đường cải do Tử An làm).

Tính từ khi nhà Hồ mở đường Thiên Lý xuyên qua Tân Bình, Thuận Hóa đến đầu nhà Mạc, ngôn 125 năm, Quảng Binh là mãnh đất giao tranh của nhiều thế lực phong kiến. Dãy núi Hoành Sơn có vị trí quan trọng về mặt quân sự. Vì vậy, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có cầu “sấm” cho Nguyễn Hoàng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”.

Nguyễn Hoàng là người đầu tiên đặt tên “Quảng Bình”, năm Hoằng Định thứ 5(1640). Nguyễn Hoàng cải đổi tên các khu vực hảnh chính hai xứ Thuận Quảng, đổi phủ Tân Bình làm phủ Quảng Bình. Tên gọi Quảng Bình được bắt đầu từ đây. Thời gian Trịnh Nguyễn phân tranh kèo dài 228 năm, đến năm 1786 là kết thúc cuộc chiến. Nguyễn Huệ là người đầu tiên xóa bỏ ranh giới sống Gianh (1786), nhập hai châu Nam, Bắc Bố Chính thành châu Thuận Chính.

Năm 1831, Vua Minh Mệnh đổi huyện Bố Chính thánh huyện Bố Trạch và đặt trấn Quảng Bình thành tỉnh Quảng Bình. Theo sách Đại nam Nhất thống chí tập II – phần sông núi có viết: “núi Hoành Sơn: Ở cách huyện Bình Chính 42 dặm về phía Đông Bắc, giáp địa phận huyện Kỳ Anh, tỉnh Nghệ An, một dãy núi từ xa ở phía Tây dăng dài mà đến, ngọn chỏm chồng chất, kéo ngang ra đến tận biển, trông như bức tường thành.

Hồi mới dựng nước, chia cương giới Nam Bắc lấy sông Gianh làm giới hạn, núi này còn thuộc về phía Bắc; Đầu niên hiệu Gia Long mới đặt dinh Quảng Bình, lấy núi này làm giới hạn, từ giữa đèo trở ra Bắc thuộc về Nghệ An, trở vào Nam thuộc về Quảng Bình; Năm Minh Mệnh thứ 14 đặt cửa quan trên đèo đóng quân phòng thủ..”.

Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan không chỉ mang nhiều dấu ấn lịch sử mà còn là điểm du lịch Quảng Bình đầy hứa hẹn bởi Đèo Ngang từng được mệnh danh là cửa ngõ của Trung Kỳ vì nó được xem như là một điểm chiến lược quan trọng bậc nhất trong thời kỳ chiến tranh giữa Việt và Chăm: Nguyễn Hoàng đã từng xem Hoành Sơn nhất đái; Đường thiên lý Bắc Nam đi qua; Hoành Sơn Quan được xây dựng dưới triều Vua Minh Mệnh thứ 14 (1833); Trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ, Hoành Sơn Quan là mục tiêu chiến lược mà đế quốc Mỹ tập trung đánh phá…

Với vị trí chiến lược quan trọng của dãy Hoành Sơn, thì lịch sử đã để lại nơi đây nhiều vết hằn trong cả thời cổ, cận, hiện đại Việt Nam. Nhưng cứ sau mỗi lần vết hằn ấy xóa mờ khi Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan trở lại nét thơ mộng trữ tình của thiên nhiên vốn có, cùng với nét cổ kính, u tịch của cảnh quan kiển trúc. Cửa Hoành Sơn làm cho dây núi Hoành Sơn Quan như hùng vĩ hơn, dáng đứng dường như cao đẹp hơn, tầm vóc dường như vững chãi hơn!.

Không những lịch sử đã đưa một dãi Hoành Sơn vào biên niên ký, mà núi non trời biển cũng đưa Đèo Ngang vào thơ ca, không chi riêng Quảng Bình – Hà Tĩnh mà con là của chung cả đất nước và con người Việt Nam “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”, không chỉ xúc động với Cỏ cây chen lá đá chen hoa”, mà còn là những nổi u hoài, trắc ắn “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc”, cũng như những xót xa của số phận người dân vong quốc nô “Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.”. Không chỉ là những cộng cảm giữa thiên nhiên với con nguười “Dừng chân đứng lại trời, non, nước”, mà còn là sự hòa đồng giữa mối tình thương nước, thương nòi với tình cây, ngọn cỏ “Một mảnh tình riêng ta với ta”.

Zalo

Quên mật khẩu?

Chọn đăng ký là bạn đã đồng ý với các điều khoản dịch vụ của TGROUP.

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Trở về đăng nhập

Đóng

Đóng
Đóng