Tháp cổ Bình Thạnh – đặc trưng của nền văn hóa Óc Eo là một trong số những ngôi tháp hiếm hoi còn sót lại ở Đông Nam Bộ.Đây là ngôi tháp duy nhất còn tường đá nguyên vẹn (kể từ khi phát hiện năm 1886). Do vậy, kiến trúc đền tháp Bình Thạnh đã trở thành cực kỳ hiếm hoi và quý giá trong di sản kiến trúc dân tộc.Tọa lạc trên khu đất cao và bằng phẳng, tháp Bình Thạnh ẩn mình dưới tán lá sum suê của những cây đại thụ tạo nên khung cảnh thơ mộng nhưng không kém phần trang nghiêm.
Toàn cảnh ngôi tháp như ẩn hiện giữa ruộng lúa bao la và những hàng cây rợp bóng. Các họa tiết phù điêu của tháp không chỉ đẹp về tạo hình, tỉ mỉ đến trau chuốt trong tạo tác mà còn mang tính biểu tượng cao.kiến trúc Tháp cổ Bình Thạnh mang giá trị lịch sử – văn hóa – kiến trúc – nghệ thuật có sức cuốn hút về mặt tham quan du lịch nghiên cứu khoa học rất lớn đối với khách trong trong nước và quốc tế.
Ngược dòng lịch sử, tháp Bình Thạnh được xây dựng từ khoảng thế kỷ VIII – IX, thuộc văn hóa Óc Eo, được phát hiện thông qua các tài liệu khảo cổ học vào năm 1886, và đến năm 1993 được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Tháp cổ Bình Thạnh có giá trị lịch sử lớn lao và vô cùng quý giá đối với di sản kiến trúc của dân tộc, vì đây chính là ngôi tháp di nhất vẫn còn giữ được tường đá gần như nguyên vẹn kể từ khi được phát hiện.
Kỹ thuật xây dựng của đền tháp Bình Thạnh khá tương đồng với các đền tháp Chăm ở miền Trung, sử dụng vật liệu gạch nung xếp chồng lên nhau một cách khéo léo và cực khít, mà không hề dùng đến chất liệu kết dính. Tuy nhiên điều đáng tiếc là kỹ thuật xây dựng này cho đến nay đã bị thất truyền, nhiều nhà khoa học, khảo cổ học cố gắng tìm kiếm, xong vẫn chưa có câu trả lời.
Tổng thể kiến trúc tháp cổ Bình Thạnh bao gồm ba tháp chính, tuy nhiên chỉ còn lại một tháp là còn được nguyên vẹn hình hài do được trùng tu vào năm 1998, còn hai tháp còn lại thì chỉ còn là dấu tích.
Ngôi tháp cổ có chiều cao 10 mét, được xây dựng trên nền đất hình vuông, mỗi cạnh dài 5 mét quay về đúng bốn hướng đông, tây, nam, bắc.
Cửa chính của tháp quay về hướng Đông, nhô hẳn ra ngoài, rộng 1 mét, cao 2 mét. Phía trên cửa chính là một phiến đá hình chữ nhật rộng 2 mét, cao 0,8 mét được chạm khắc hình hoa cúc cách điệu vô cùng tinh xảo, các vách của cửa chính cũng được chạm khắc hình phù điêu nổi. Ngoài ra các cửa Tây, Nam, Bắc đều có cửa giả, được đắp nổi hoa văn vô cùng tinh tế, công phu.
Quan sát kỹ các vách tường của tháp có thể thấy các viên gạch được xếp chồng lên nhau vô cùng khít, mà chẳng cần dùng đến chất kết dính nào, đây chính là sự kỹ thuật xây dựng vô cùng tài hoa của người Chăm pa cổ. Theo thời gian, rêu phong cổ kính nhuốm đầy trên các bức tường của tháp cổ, mang đến cho du khách cảm giác hoài niệm biết bao!
Sự tinh tế, khéo léo của những người thợ xây dựng còn được thể hiện qua các bức hoa văn, phù điêu được chạm khắc thành hình thần linh, hoa lá, chim muông… cực kỳ tinh xảo, trau chuốt, và đặc biệt là mang tính biểu tượng cao.
Năm 1995, sau hai năm được công nhận là di tích quốc gia, đình Bình Thạnh cũng đã được xây dựng bên cạnh tháp cổ. Nhà nước và tỉnh Tây Ninh nhiều lần tu sửa tháp cổ để gìn giữ lại một trong những di sản văn hóa của dân tộc.
Không chỉ mang giá trị lịch sử, kiến trúc, mà di tích tháp cổ Bình Thạnh còn ẩn chứa nhiều giá trị đặc biệt về đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của người xưa. Kỹ thuật xây dựng, điêu khắc tài tình đã phản ảnh sự phát triển đỉnh cao của văn hóa Óc Eo. Các nhà sử học, văn hóa học, khảo cổ học không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để khám phá nhiều hơn nữa các giá trị đặc sắc của khu di tích cổ này.
Chính vì các điêu trên mà tháp Bình Thạnh đã trở thành một trong những điểm du lịch Tây Ninh ấn tượng, thu hút đông đảo du khách ghé thăm để sống lại những năm tháng xa xưa, hiểu hơn về văn hóc Óc Eo – một phần làm nên giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc ngày nay.