Chọn ngày đặt lịch

Ngày bắt đầu
Ngày kết thúc

Hình ảnh

Địa điểm

Mô tả

Tháp cổ Chóp Mạt được xác minh có niên đại vào thế kỷ thứ 18 và được các nhà khảo cổ Pháp phát hiện vào năm 1866. Năm 1938, tháp cổ này được tiến hành tu sửa nhỏ, sau đó tới đầu những năm 2000 mới được đầu tư lớn để trùng tu và xây tường bao toàn bộ khu tháp như ngày nay chúng ta thấy. Tháp cổ Chóp Mạt được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa vào năm 1993.

Tháp là công trình được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử- văn hóa, đồng thời là một trong ba công trình tháp cổ còn sót lại cuối cùng ở miền Nam nước ta. Toàn bộ tòa tháp được xây dựng bằng gạch và đá phiến với phần đỉnh tháp nhọn dần lên, từ mặt đất lên nơi cao nhất của đỉnh tháp được ước tính là 10m.

Các lớp gạch được xếp chồng lên nhau và điểm ấn tượng là nó rất khít đến mức khó mà tìm được một khe hở. Mặt vách chính của tháp nằm ở hướng Đông còn ba mặt vách còn lại xoay theo ba hướng còn lại là Tây, Nam, Bắc. Đây là công trình thể hiện sự tinh xảo và tài hoa của người Óc Eo xưa.

Ngoài ra, ngọn tháp cổ này nằm trên gò đất cao giữa cánh đồng nên nhìn từ xa nó tựa như ngọn bút đang vươn lên cao dần. Đây là một địa điểm tham quan rất đáng để bạn khám phá.

Tháp Chóp Mạt là một trong ba đền tháp còn lại ở Nam Bộ (cùng với tháp Bình Thạnh – Trảng Bàng còn tương đối nguyên vẹn và tháp Vĩnh Hưng – Bạc Liêu). Ngoài ra các đền tháp cổ còn lại ở Tây Ninh đã trở thành phế tích trải dài dọc lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, là đối tượng để nghiên cứu và giới thiệu của một nền văn minh từng phát triển trong qúa khứ. Đó là nền văn minh ÓC EO.

Tháp Chóp Mạt được xây dựng trên gò đất cao giữa cánh đồng. Theo hành trình du lịch Tây Ninh về thăm tháp, trên đường đến, nhìn từ xa, đã thấy khu đền tháp Chóp Mạt như một ngọn bút vươn lên giữa trời. Khi tiến đến gần, tháp càng bề thế hơn với phần móng tường và đế tháp rộng. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gạch khổ lớn và đá phiến, điều này khiến cho dáng vẻ của tháp Chóp Mạt có nét tương đồng với các tháp cổ ở miền Trung.

Phần đỉnh tháp được xây nhọn dần lên, nơi cao nhất của đỉnh tháp đạt chiều cao 10m. Tinh xảo hơn là các lớp gạch xếp chồng lên nhau được xây dựng khít đến mức nắng gió thời gian cũng không thể tìm ra lỗ hỏng. Ngoài ra, 4 mặt tháp xoay theo 4 hướng. Mặt vách chính vẫn quay về hướng Đông. Các vách còn lại được xây hơi nhô ra ngoài, được trang trí bằng các hình chạm nổi, thể hiện rõ nét nền văn hóa thời bấy giờ.

Ngày nay, du khách khi đến tham quan Tháp Chóp Mạt, sẽ được dạo bước trong khuôn viên đầy ắp không khí trong lành, hệ thống đường – hệ thống điện, chiếu sáng hiện đại… hỗ trợ tối đa cho nhu cầu chiêm ngưỡng tháp Chóp Mạt của người du lịch.

Zalo

Quên mật khẩu?

Chọn đăng ký là bạn đã đồng ý với các điều khoản dịch vụ của TGROUP.

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Trở về đăng nhập

Đóng

Đóng
Đóng