Cẩm nang du lịch
LÀM GÌ KHI GẶP SỰ CỐ MẤT HÀNH LÝ HOẶC MẤT GIẤY TỜ TÙY THÂN CỦA TRẺ EM TẠI SÂN BAY?
Mình viết bài này để chia sẻ về những kinh nghiệm “nhớ đời” đã trải qua khi gặp sự cố tại sân bay trong những chuyến du lịch. Hi vọng các bạn có được những thông tin bổ ích và tránh mắc phải sự cố mình đã gặp phải nhé.
Sự cố đầu tiên mình muốn chia sẻ là việc bị mất hành lý.
Lúc đó là mình đi du lịch Hàn Quốc. Mình và bạn đi Vietnam Airlines đến Hàn du lịch tự túc, đáp xuống sân bay Incheon. Mình cứ vô tư lên limousine bus về Seoul hơn cả tiếng, đến khi xuống bus nhận lại hành lý thì mới phát hiện ra thiếu mất 1 chiếc vali của mình. Và mình đoán khả năng cao là mình đã để quên ở khu vực quầy Pocket Wifi ở Incheon Airport mà mình đã đi một mình đến làm thủ tục nhận.
Lúc đó mình đã email cho quầy Pocket Wifi hỏi xem họ có thấy 1 kiện hành lý để quên không. Và cũng email cho Lost & Found của sân bay Incheon để hỏi thử xem sao. (Mỗi sân bay đều có bộ phận giải quyết thất lạc hành lý, các bạn có thể google hoặc vào website của sân bay để xem).
Trong email mình đề cập rõ:
(1) thông tin cá nhân của mình (tên, passport, quốc tịch),
(2) chuyến bay đến Incheon từ VN của mình (hãng bay, số hiệu chuyến bay, tag hành lý còn y nguyên),
(3) mô tả bên ngoài kiện hành lý của mình ra sao (hình dạng, màu sắc, v.v),
(4) mô tả nơi mình nghi ngờ bị lạc hành lý và
(5) cách thức liên lạc với mình nếu họ tìm thấy (ngoài email, mình có cung cấp số điện thoại và địa chỉ nơi mình đang ở tại Seoul).
Quầy Pocket Wifi trả lời liền cho mình là họ không có thấy kiện hành lý nào, nên sẽ liên hệ với mình sau. Lost & Found của Incheon thì hôm sau mới trả lời mình, và rất may mắn là khi mở mail lên mình đọc được tin họ có giữ kiện hành lý của mình. Họ yêu cầu mình đến Incheon để nhận hành lý, mang theo email và passport của mình để làm thủ tục. Trong email cũng lưu ý vì mình là người nước ngoài nên họ không nhận gửi hàng về nơi ở cho mình, buộc mình phải đích thân đến sân bay nhận hàng hoặc bạn bè người thân mang bản sao passport của mình và họ đến lấy (mọi người check thêm email nhé!).
Hành trình đến sân bay lấy hành lý tóm gọn là: lên tàu đi Incheon, mang theo passport, trình bày email xác nhận và điền form, rồi mình được nhận lại hành lý.
Cảm nhận của mình là bộ phận Lost & Found sân bay Incheon phản hồi email hướng dẫn cho mình khá là cụ thể, kĩ càng. Mình cũng thấy bản thân may mắn do để lạc hành lý ở Hàn, vì bạn mình sống ở Hàn chia sẻ là người Hàn rất cẩn thận khi ở sân bay, không dám cầm “nhầm” hành lý người khác, sợ khủng bố hoặc chất cấm, nếu thấy vali không chủ thì họ sẽ báo cho bộ phận an ninh ngay. Nên kinh nghiệm này không phải ở sân bay nào cũng áp dụng được, cũng không phải lúc nào cũng may mắn tìm được hành lý bị lạc mất. Với bài học “nhớ đời” này, mình đã tự dặn mình phải cẩn thận hơn rồi, mọi người cũng vậy nhé!
Mình chia sẻ hình email lúc đó mình đã viết cho sân bay Incheon, và phản hồi của họ cho mọi người tham khảo bên dưới nha. Với các sân bay khác mình nghĩ cách giải quyết cũng tương tự.
(Email mình gửi Lost & Found của Incheon Airport)
(Email Incheon trả lời và hướng dẫn thủ tục)
Mình đã tự rút kinh nghiệm từ sự cố này như sau:
- Hành lý dù xách tay hay ký gửi đều nên có gắn tên tuổi, thông tin rõ ràng. Tốt nhất đánh dấu hoặc dán hình ảnh gì đó đặc trưng 1 chút và lưu lại hình ảnh để dễ nhận biết.
- Sân bay rất rộng nên di chuyển cùng hành lý là phải để ý, tránh đãng trí rồi để lạc mất.
- Lấy hành lý bao nhiêu kiện thì lên bus cũng nên đếm số kiện có đúng y vậy không, nếu tụi mình đếm trước khi lên bus là đã phát hiện sớm, đỡ tốn công quay lại sân bay khi đang đi chơi rồi.
- Mọi người đi chơi đoàn, cần lưu ý mấy em đãng trí đi đâu quên đó (như mình, hic hic) và kiểm tra dùm tụi nó có quên gì không nhen.
- Nếu có sự cố thì cứ bình tĩnh email hoặc gọi hỏi Lost & Found tại sân bay nhé mọi người.
Sự cố thứ hai mình từng trải nghiệm là sự cố mất giấy tờ tùy thân làm thủ tục lên máy bay cho em bé.
Việc này xảy ra trong chuyến đi chơi team building Phú Quốc của công ty mình. Trong đoàn mình có 2 anh chị là vợ chồng, dẫn theo con trai là San 4 tuổi. Khi đi từ Sài Gòn bay Vietjet thì check in bằng Bản sao Giấy khai sanh cho San. Nhưng chiều về từ Phú Quốc, đến lúc làm thủ tục thì hai anh chị mới phát hiện ra mất Bản sao Giấy khai sanh cuả San rồi.
Nhân viên check in của Vietjet yêu cầu hai anh chị phải xuất trình cùi vé chiều đi, hoặc tìm giấy tờ cho bằng được rồi mới giải quyết tiếp. Hai anh chị tìm được Thẻ bảo hiểm Y tế của bé, có đóng dấu rõ ràng, có tên của mẹ và bé cùng trên 1 thẻ, nhưng Vietjet không chấp nhận. Tụi mình phải đến quầy Vietjet đóng phí làm thủ tục để hỏi thử, thì mới được lập biên bản ghi nhận vụ việc, trong đó Vietjet ghi nhận là booking của gia đình là như vậy, chuyến bay mấy giờ, đi đâu và có trình báo là mất giấy tờ của bé, rồi nói tụi mình chụp hình Giấy khai sanh bản gốc, rồi tự làm việc với Hải Quan Phú Quốc.
Tóm lại là để giải quyết được vụ việc này, hai anh chị đó phải nhờ người nhà lục
(1) Giấy khai sanh của San chụp hình rồi gửi hình qua điện thoại, kèm theo
(2) Thẻ bảo hiểm y tế của bé có tên mẹ,
(3) cả ba và mẹ cùng San đến quầy thủ tục Hải Quan Phú Quốc trình bày cho họ,
(4) cả ba mẹ xuất trình giấy tờ tùy thân,
(5) Hải Quan check giấy tờ và hình ảnh, được họ ghi nhận vào sổ.
Sau đó, tụi mình quay lại quầy Vietjet check in và Vietjet sẽ kiểm tra với Hải Quan xem họ có “ghi sổ” trường hợp này chưa, Ok rồi họ mới check in xuất vé cho mẹ và bé. Khi qua khu an ninh để vào phòng chờ, thì Hải Quan lại “mở sổ” kiểm tra lại 1 lần nữa rồi mới cho bé qua cổng an ninh. Toàn bộ vụ việc này nhanh quá, và lúc rối rắm cũng không kịp ghi lại hình ảnh.
Việc xảy ra với gia đình bé San thôi, nhưng cả đoàn tụi mình đã rút kinh nghiệm sâu sắc:
- Đi du lịch xa và đường hàng không cần mang nhiều bản sao Giấy khai sanh cho em bé, tốt nhất để riêng, phải lưu lại cùi vé chiều đi, không được vứt bỏ.
- Tốt nhất là làm passport cho bé kèm theo passport của mẹ, mang cùng 1 hộ chiếu như vậy tiện hơn.
- Toàn bộ giấy tờ tùy thân mỗi người (không chỉ em bé) phải scan, chụp hình đầy đủ, lưu trong điện thoại, rồi tự email cho mình và email cho 1 ai đó tin tưởng (phòng trường hợp mất điện thoại nữa). Rút kinh nghiệm ba mẹ bé San gọi về nhờ ông bà chụp hình giấy khai sanh gửi qua Zalo, nhưng ông bà quá lớn tuổi, không biết cách làm, phải đi nhờ hàng xóm mất hết 15 20 phút nữa!
- Cần kiểm tra kĩ càng giấy tờ tùy thân có mang theo không. Trước khi đoàn ra sân bay mọi người cũng được dặn dò phải kiểm tra lại giấy tờ tùy thân để làm thủ tục lên máy bay, nhưng hai anh chị vẫn sơ sót không kiểm tra lại cho em bé.
- Đoàn hoặc gia đình đi đông nên đến sân bay nội địa check in sớm trước 1h30 – 2h để có đủ thời gian giải quyết phát sinh nếu có.
Mình không đảm bảo mọi vụ việc mất giấy tờ của trẻ em tại sân bay nội địa khác sẽ có thể được giải quyết như kinh nghiệm vừa rồi (nhất là nếu đi nước ngoài chắc chắn phải nhờ đến Đại sứ quán). Và theo mình hiểu là quy trình giải quyết này cũng tùy trường hợp và Hải Quan không thể quy định thành văn bản cụ thể vì không muốn khuyến khích viêc này. Có lẽ may mắn là ba mẹ cùng đi với bé một lúc cho chuyến đi này, và có thêm thẻ bảo hiểm y tế, làm Hải Quan dễ chấp nhận hơn? Mặc dù Hải Quan yêu cầu khó, nhưng thà như vậy mà đảm bảo em bé nào cũng đi cùng ba mẹ với giấy tờ rõ ràng, kiểm soát những trường hợp bắt cóc rồi mạo danh mất giấy tờ. Nói như vậy để các gia đình có con nhỏ rút kinh nghiệm, tự cẩn thận giấy tờ của các bé mang theo và chuẩn bị cho đầy đủ trước khi đi nha.
Qua vụ việc này, mình không hài lòng nhất đối với Vietjet là họ để mặc tụi mình loay hoay, không hướng dẫn rõ ràng phải gặp Hải Quan nào, cần bổ sung gì để được Hải Quan chấp nhận, … chứ không nói đến chuyện giao tiếp để trấn an gia đình hay hỗ trợ gì thêm. Nên mọi người có sự cố với Vietjet thì đừng hỏi quầy check in mà cứ bình tĩnh đến thẳng quầy giải quyết sự cố mặt đất để hỏi nhé.
UPD
www.tgroup.vn
Du lịch theo loại hình You Name It (YNI) cung cấp những tiện nghi từ cơ bản đến nâng cao kết hợp với các ưu điểm vượt trội về tính tự do, linh động và tiết kiệm.
Giải đáp thắc mắc về các khái niệm du lịch mới cùng với những khía cạnh công nghệ liên quan đến sự phát triển của du lịch thông minh trong tương lai.
Vào thời gian này, Công nhân viên chức Hàn Quốc được dành thời gian để nghỉ hè cùng gia đình. Mặc dù, có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, đi du lịch mùa này chẳng khác nào “hành xác”. Nhưng hiện nay, theo thống kê du lịch, lượng du khách đổ xô đến khu vực tỉnh Gangwon (강원) đang tăng rõ rệt. Đặc biệt, không như trước đây du khách chỉ muốn tập trung vào việc tìm kiếm các điểm du lịch có phong cảnh đẹp, thức ăn ngon, trải nghiệm mới… Thì bây giờ, số lượng du khách mong chờ có kỳ nghỉ lý tưởng tại một nơi mát mẻ, dễ chịu ngày càng tăng. Điều này đã đem tới một ‘khái niệm du lịch’ mới, xuất phát từ việc du khách chỉ thích sử dụng kỳ nghỉ của mình tại khách sạn hay resort và người ta gọi đó là xu hướng 호캉스 – Hocance (Từ ghép giữa 호텔 - Hotel và 바캉스 - Vacance). Staycation (스테이케이션 – Stay Vacation) cũng là một khái niệm tương tự. Khách du lịch không cần thiết phải đi quá xa ở những khu du lịch ‘xô bồ’ để nghỉ ngơi, họ chỉ cần tìm thấy một khách sạn gần biển, có hồ bơi, hay có cây xanh mát mẻ…
Cuối tuần vừa qua nó có dịp đi New York dự một sự kiện gia đình, lần đầu tiên tham gia một lễ Bar Mitzvah ( lễ trưởng thành của người Do Thái) của cậu em họ chồng bước qua tuổi 13 cái tuổi người Do Thái coi đó là tuổi 1 đứa trẻ bắt đầu trưởng thành là một người đàn ông phụ nữ thực sự (Nó sẽ chia sẻ lễ trưởng thành này trong bài viết sau). Thời điểm này đang vào thu ở New York. Cũng giống như ở Hàn hay Nhật Bản, mùa thu hay còn gọi mùa thay lá, là trên cành sẽ được chuyển sang nhiều màu như vàng, đỏ, da cam, tím khác nhau...rất đẹp. Nếu như ở Nhật hay Hàn cây cối được trồng và cắt tỉa một cách cẩn thận tạo lên một bức tranh đơn sắc tuyệt đẹp đến hoàn hảo , thì ở Mỹ, mọi thứ được bảo tồn tự nhiên nhất có thể. Nghĩa là cây cối được phát triển tự nhiên, chỉ khi ảnh hưởng đến giao thông nó mới bị can thiệp một cách tối thiểu nhất có thể, mỗi gia đình được trồng cây theo sở thích của mình. Do đó bạn có thể thấy trên mỗi con đường ở Mỹ có rất nhiều loại cây khác nhau, do đó đến mùa thu mỗi loại cây chuyển màu khác nhau tạo lên một bức tranh đa màu sắc.
Lịch sử luôn chứa đựng những kỷ niệm và những cuộc hội ngộ dài dần theo năm tháng, là sợi dây kết nối từ hiện tại về quá khứ và đến tương lai. Vì thế, nhớ về thời điểm khởi nguồn cũng mang những ý nghĩa và giá trị to lớn, làm hành trang cho tương lai. Thành lập năm 1939, Hanyang cũng là một trong số các trường đại học có bề dày văn hóa lịch sử thú vị nếu nhìn về các sự kiện và hiện vật có trong bảo tàng. “Love in Truth and in Deed” là nền tảng thành lập cũng như triết lý giáo dục của Hanyang.
Xưa giờ, quan niệm kinh doanh của rất nhiều cửa hàng, đặc biệt là tại siêu thị và trung tâm thương mại lớn đều hạn chế hoặc cấm dắt theo thú cưng vào khu vực trưng bày sản phẩm. Ở Hàn Quốc cũng vậy, tại các siêu thị như Emart, Lotte đều cấm dắt theo thú cưng vào khu vực mà họ kinh doanh. Họ cung cấp các lồng kính kiểu như giữ đồ hộ gia chủ để các chú thú cưng ở tạm trong đấy. Tuy nhiên, có một nơi khá đặc biệt ở Hàn Quốc, đây là một trung tâm thương mại lớn, với đủ các cửa hàng từ cao cấp đến siêu cao cấp nhưng họ lại khuyến khích hoặc có thể xem là cung cấp một dịch vụ đặc biệt cho khách hàng. Đó là Starfield Hanam – Nơi bạn có thể dắt thú cưng đi giao lưu cùng với việc thỏa thích mua sắm. Dưới đây là một vài poster được lấy ra từ website của Starfield Hanam.
Không thể phủ nhận độ sang trọng và đáng giá tiền của những ví da hàng hiệu đang được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên đối với một số người, như mình chẳng hạn (chắc là không đủ tiền mua ví hiệu), mà cũng không thích những loại ví đổ đống vài ba chục ngàn đồng ngoài chợ Namdaemun (남대문).
Ghé thăm các cửa hàng miễn thuế để chọn lựa những món đồ yêu thích cho bản thân hoặc gia đình, bạn bè là một trong những sở thích của nhiều hành khách sử dụng dịch vụ hàng không. Một tin vui đối với những tín đồ du lịch và mua sắm, sân bay quốc tế Incheon sẽ mở thêm hệ thống cửa hàng miễn thuế ở khu vực làm thủ tục nhập cảnh, muộn nhất là trước tháng 6 năm sau. Vào ngày 27 tháng 9 vừa qua, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Phó Bộ trưởng Bộ Tài chính kế hoạch Hàn Quốc, ông Kim Dong-yun đã chính thức phát biểu về ‘Phương án mở hệ thống cửa hàng miễn thuế khu vực làm thủ tục nhập cảnh sân bay Incheon’ thông qua cuộc họp với các Bộ trưởng về lĩnh vực cải cách và phát triển.
Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.