Thông tin cần thiết
Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một chút về khái niệm Food Technology, về ý nghĩa thực sự của từ khóa này và những phạm trù liên quan đến nó.
Food technology (công nghệ thực phẩm) là một từ ghép của thực phẩm và công nghệ, đây là một công nghệ tạo ra hình thức công nghiệp tiên tiến hơn và giá trị gia tăng bằng cách áp dụng cách mạng công nghiệp lần thứ IV vào các ngành công nghiệp liên quan.
(Ảnh: internet)
Trong đó phần food (thực phẩm) có nghĩa biểu thị các ngành công nghiệp liên quan đến thực phẩm như công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp phục vụ, công nghiệp phân phối thực phẩm và các ngành liên quan như nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Hơn nữa về phần technology (công nghệ) ở đây có ý nghĩa liên quan đến các khía cạnh như kĩ thuật thông tin truyền thông hoặc trí tuệ nhân tạo(AI), internet đại chúng, big data,...
Một cách đơn giản, thay vì chỉ xem khái niệm của công nghệ thực phẩm như một khái niệm kết hợp của các lĩnh vực công nghệ, tạo ra các giá trị gia tăng bằng cách xem xét các công nghệ đa dạng nhắm vào thực phẩm, bạn nên nhớ đến mục đích tận cùng liên quan đến việc khắc phục các vấn đề lượng lương thực cũng như các vấn đề về môi trường.
Các hạng mục liên quan đến công nghệ thực phẩm: yêu cầu/ cơ sở hạ tầng/ lưu thông hàng hóa/ dữ liệu nội dung. Thông thường khi nói đến công nghệ thực phẩm mọi người sẽ thường nghĩ ngay đến các ứng dụng giao hàng đúng không, tuy nhiên phạm trù của nó lại rộng hơn rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn nhé.
Dịch vụ theo yêu cầu (on demand) có nghĩa đen là cung cấp các thứ cần thiết thông qua mạng theo nhu cầu của người dùng.
Trang web rất bắt mắt của Market Kurly (Ảnh: internet)
Một ví dụ điển hình là starup MARKET KURLY tại Hàn Quốc, một nền tảng thương mại điện tử với trang web được đầu tư bắt mắt, tại đây bán các sản phẩm hữu cơ giá rẻ và giao hàng nhanh chóng, với hàng tươi được giao đến tận cửa nhà vào sáng hôm sau. Hàn Quốc đang hướng đến phong trào ăn uống lành mạnh nhưng cuộc sống bận rộn khiến họ không thực sự theo đuổi được nó, nắm lấy cơ hội đó MARKET KURLY đã trở thành trang web đi tiên phong trong thị trường mua sắm trực tuyến về các sản phẩm hữu cơ, tươi sống và thiết thực với cuộc sống hàng ngày.
Khi các kênh thị trường khác cũng mở ra cạnh tranh theo thì MARKET KURLY đã phát triển hơn nữa trong việc đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp, ngoài thực phẩm tươi sống họ còn giao cả đồ khô, đồ đóng hộp, cũng như đồ chín phục vụ cho gia đình đơn thân hoặc gia đình có quy mô nhỏ, ngoài ra còn có cả đồ dùng làm bếp, một số sản phẩm gia dụng không liên quan mấy đến ngành thực phẩm như tả giấy, băng vệ sinh,... Không dừng lại ở đó, họ còn có một số sản phẩm với nhãn hàng riêng như sữa, bánh mì, gia vị và các sản phẩm hợp tác với các nhà sản xuất địa phương. Trong tình hình hiện tại chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 thì đây được xem như một trang web hoàn hảo giải quyết các nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng thông qua mạng xã hội.
Sản phẩm của Market Kurly rất đa dạng (Ảnh: internet)
Tiếp theo là cơ sở hạ tầng (infra: viết tắt của infrastructure) có nghĩa là một cấu trúc quan trọng tạo cơ sở cho sản xuất hoặc cuộc sống. Những doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng để tạo ra công nghệ thực phẩm.
Trang web Now Waiting của Hàn Quốc (Ảnh: internet)
Hãy nhìn vào ví dụ thực tế hiện nay, trong phần nguyên liệu thực phẩm có việc nghiên cứu về "thịt nhân tạo" và các trang trại thông minh, trong lực lượng lao động có robot nấu ăn, còn trong hệ thống quản lí đang rất hot gần đây thì có trang web NOW WAITING của Hàn Quốc đưa ra những gợi ý về chiến lược quản lí và các thiết bị công nghệ phục vụ cho việc quản lí. Vì nó tập trung vào các thành phần cốt lõi như dựa trên nguồn thực phẩm, nhân vật và các thiết bị quản lí nên lĩnh vực thực phẩm có cả sự kết hợp với lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông (ICT: infomation and communication technologies). Qua đó ta có thể nhận thấy cơ sở công nghệ thực phẩm tập trung vào ngành dịch vụ thực phẩm vẫn được biết đến nhiều hơn.
Thoạt nhìn cũng giống những chiếc buger thông thường nhưng điều đặc biệt là buger của hãng này có nhân được làm hoàn toàn từ thực vật, nhưng vị của nó y như thịt thật và bổ sung dinh dưỡng cũng không kém thịt thật (Ảnh: internet)
Ví dụ về IMPOSSIBLE FOOD INC, là một công ty phát triển các sản phẩm thay thế bằng thực vật thay cho các sản phẩm bằng thịt. Được thành lập vào năm 2011, và có trụ sở chính tại Redwood City, California, mục đích của công ty là mang đến cho mọi người hương vị và lợi ích dinh dưỡng của thịt mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và không gây ra các tác động xấu đến môi trường. Công ty nghiên cứu các sản phẩm động vật ở cấp độ phân tử, sau đó chọn các protein và chất dinh dưỡng cụ thể từ thực vật để tái tạo thành dinh dưỡng tương tự như các chất dinh dưỡng có trong thịt.
Pizza với phần xúc xích làm từ thực vật (Ảnh: internet)
Sản phẩm đặc trưng của công ty là IMPOSSIBLE BUGER, được ra mắt vào tháng 7 năm 2016, sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển. Công ty cũng sản xuất một sản phẩm xúc xích dựa trên thực vật bắt đầu được thử nghiệm trên các loại pizza được bán tại các nhà hàng Little Caesars vào tháng 5 năm 2019.
Thứ ba chính là lưu thông hàng hóa. Ví dụ điển hình cho sự thành công của công nghệ thực phẩm chính là các ứng dụng giao hàng. Theo đó lưu thông hàng hóa có một sự kết nối mạnh mẽ tới nền kinh tế phù hợp cuối cùng (last fit economy), đó là điểm liên lạc cuối cùng cho dịch vụ khách hàng. Sự thật thì thị trường giao hàng thật sự đơn độc vì không có một người chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực này, tuy nhiên quy mô của thị trường ứng dụng giao hàng thì lại thật sự rất khủng khiếp. Vì vậy nếu tập trung nói về lĩnh vực công nghiệp thực phẩm thì khái niệm về dịch vụ trong lưu thông hàng hóa thực sự trở nên rất quan trọng.
Các ứng dụng giao hàng thông dụng ở Việt Nam hiện nay (Ảnh: internet)
Trong số các khái niệm liên quan đến lĩnh vực thực phẩm, có một khái niệm gọi là khoảnh khắc của sự thật (MOT: moment of truth) trong tiếp thị, là thời điểm khách hàng, người dùng tương tác với thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ để hình thành hoặc thay đổi ấn tượng về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể đó. Khái niệm này lần đầu được hình thành vào năm 1980 và nhờ có nó mà khách hàng có thể đánh giá khách quan được một sản phẩm không chỉ về các vấn đề của nhà sản xuất mà còn về thái độ phục vụ, thời gian giao hàng, hướng dẫn sử dụng,... Tất cả đều hướng đến việc đem lại hiệu quả thực thụ trong vấn đề lưu thông hàng hóa và làm hài lòng khách hàng.
Cuối cùng dữ liệu nội dung bắt đầu bằng những trang web cả nam và nữ đều có thể truy cập để chia sẻ những bí quyết, những nội dung bổ ích. Tiếp đến chính là sự phát triển trong lưu trữ và phân tích dữ liệu khách hàng CMR thông qua phân tích dữ liệu lớn. Trong trường hợp khảo sát mở, dữ liệu của người dùng có thể được thu thập bằng nhiều loại khác nhau. Khi những dữ liệu này được tích lũy và tích lũy ngày càng nhiều thì việc có được những thông tin bổ ích khong phải là việc quá khó khăn.
(Ảnh: internet)
Hiện này ngày càng có nhiều sinh viên đang nghe và học các chương trình khác nhau liên quan đến việc phân tích dữ liệu lớn thông qua các trang chủ của các trường đại học và trung tâm. Phân tích dữ liệu lớn này có phạm trù quá rộng vượt qua kiến thức mà một cá nhân biết để có thể đưa ra những hiểu biết mới tuy nhiên nó thật sự quan trọng trong vấn đề thu thập thông tin từ nhiều nguồn thông tin khác nhau và bao gồm tất cả những thông tin bổ ích.
(Ảnh: internet)
Qua bài viết này của TGROUP, hy vọng đem đến cho các bạn những thông tin bổ ích và giúp các bạn có những cái nhìn cụ thể hơn về ngành công nghệ thực phẩm cùng với bốn phạm trù của nó.
(Tham khảo: https://brunch.co.kr/@lumos/10)
Thông tin cần thiết
Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.