Cẩm nang du lịch

Kiến trúc Phật giáo ở Hàn Quốc

Kiến trúc Phật giáo ở Hàn Quốc

Đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ, sau đó du nhập vào các quốc gia Đông Nam Á, mở rộng ra châu Á, và rồi phổ biến trên toàn thế giới. Đi cùng với một tín ngưỡng vĩ đại chính là những văn hóa, những nét kiến trúc độc đáo dựa trên nền tảng truyền thống. Đạo Phật khi đi vào tư tưởng của một quốc gia, sẽ được “quốc gia” hóa. Cùng nói đến kiến trúc Phật giáo tại Hàn Quốc, xem tìm hiểu về tôn giáo lớn này ở một khía cạnh khác.


Nếu bạn đã biết đến một nền Phật giáo phát triển tại Thái Lan, Việt Nam, thì không bất ngờ khi Hàn Quốc cũng nằm trong vùng đồng văn, nghĩa là vùng các nước có những nét tương đồng trong văn hóa, chữ viết, tôn giáo… Phật giáo ở Hàn Quốc có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian du nhập. Nhưng có thể nói, đại đa số đều cho rằng, đạo Phật ở Hàn Quốc được truyền từ Trung Quốc sang trong khoảng 1600 năm trước. Do đó, không khó để hiểu tại sao một số ngôi chùa xuất hiện trong phim ảnh Hàn Quốc có kiến trúc mái, ngói, khuôn viên tương đồng với Trung Quốc.

 


Tương tự như Việt Nam, mỗi ngôi chùa ở Hàn Quốc trước tiên đều có Cổng tam quan. Cửa chùa có ba lối vào mang ý nghĩa lớn lao nhất định. Bước qua cánh cổng tam quan, sẽ mở ra được một không gian thanh tao, đẹp đẽ, tìm về chốn bình yên, gạt lại ngoài kia những sân si, tham hận của xã hội, trở về với bản ngã con người mình để hướng về Phật Pháp. Tiếp theo đó sân chùa, đến tiền đường và chính điện. Đây là mô hình quen thuộc cho những ngôi chùa ở châu Á nói chung và Hàn Quốc nói riêng. Thứ tự này khó có thể thay đổi. Nếu tìm ra sự khác biệt, có chăng chỉ là cảnh vật, cây cối, cách trang trí và màu sắc mà thôi.


Nói đến điểm khác biệt trong kiến trúc Phật giáo ở Hàn Quốc, không thể không nhắc tới Dangcheong. Dangcheong là truyền thống trang trí bằng màu của người Hàn Quốc, đặc biệt là trang trí những ngôi chùa hay tự viện. Dangcheong có năm màu cơ bản: xanh, đỏ, đen, trắng, vàng. Trong đó xanh đại diện cho hướng Đông, trắng là Tây, đỏ là Nam, đen là Bắc và màu vàng ở trung tâm. Để áp dụng Dangcheong vào trong trang trí đòi hỏi nghệ nhân là một người có chuyên môn cao, có hiểu biết nhất định về truyền thống Hàn Quốc, cùng với đó là một trái tim nhạy cảm với cái đẹp, một tâm hồn hướng đến những giá trị tâm linh. 

 


Theo ông Kim Sung Woo – giáo sư đại học Yonsei, người có kinh nghiệm trong nghiên cứu kiến trúc Phật giáo ở Hàn Quốc cho biết: “Những ngôi đền của Hàn Quốc là những thành tựu to lớn bởi vì chính bản thân nó đã nêu lên được giá trị và những cách suy nghĩ đã có được nhiều năm qua. Kiến trúc những ngôi đền Hàn Quốc, không giống như kiến trúc phương Tây, nó không chỉ đơn thuần là một tòa nhà, mà còn chứa đựng điều cốt lõi của một cách nhìn từng trải.

 

 

Ý nghĩa sâu lắng nằm ở bố cục sắp xếp và du khách sẽ khám phá khi rảo bước và lắng nghe những câu chuyện kể của ngôi chùa”. Mỗi viên gạch, mỗi cây cột dựng lên chính là một dụng ý cho lịch sử, văn hóa và con người Hàn Quốc. Cũng bởi vậy mà kiến trúc Phật giáo ở Hàn Quốc vừa không xa rời được đạo Phật gốc, vừa không làm người ta lẫn lộn với bất cứ quốc gia tôn sùng Phật giáo nào trên thế giới. 

 

Zalo

Quên mật khẩu?

Chọn đăng ký là bạn đã đồng ý với các điều khoản dịch vụ của TGROUP.

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Trở về đăng nhập

Đóng

Đóng
Đóng