Thông tin cần thiết

Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore: Ứng dụng công nghệ Big Data để chống lại đại dịch COVID-19

Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore: Ứng dụng công nghệ Big Data để chống lại đại dịch COVID-19

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu chúng ta phải lựa chọn như thế nào giữa quyền riêng tư cá nhân và sức khỏe? Có một sự khác biệt đáng chú ý giữa các phương pháp của phương Tây và châu Á liên quan đến việc chống lại đại dịch COVID-19. Trong khi Châu Âu hoặc Hoa Kỳ đang tập trung vào việc tăng cường các dịch vụ bệnh viện và ICU, thì Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore lại đang nỗ lực để ngăn chặn điều này.


Ba nước này đã sử dụng hoặc đang sử dụng công nghệ di động để kiểm soát toàn bộ dân số, một chiến lược mà được cho là vi phạm GDPR châu Âu (Quy định của luật EU về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư cho tất cả các cá nhân trong liên minh châu Âu). Nhưng nhờ chiến lược này đã giúp nhanh chóng kiểm soát đường dây lây nhiễm dịch bệnh. Đây không phải là chính trị, mà là khoa học: Giám sát hàng loạt hoạt động của công dân trên đất nước mình trong cuộc chiến chống lại đại dịch.

 


Xác nhận các trường hợp lây nhiễm, so sánh với số ca lây nhiễm trên toàn cầu

 

Đài Loan đã ghi nhận các trường hợp đầu tiên bị nhiễm Virus Corona từ lâu trước các quốc gia như Tây Ban Nha, Hoa Kỳ hoặc Mexico bùng phát và mãi cho đến đầu tháng 3, chỉ có 50 trường hợp bị nhiễm virus được xác nhận. Tiến độ virus lây nhiễm trong khu vực này đã chậm lại hoặc thực tế không tồn tại so với phần còn lại của các trường hợp bị nhiễm trên toàn thế giới.


Tại thời điểm viết bài này, Singapore có 8.014 trường hợp được xác nhận, 11 trường hợp tử vong và 801 trường hợp đã khỏi bệnh. Đài Loan xác nhận 422 trường hợp, 6 trường hợp tử vong và 203 trường hợp đã khỏi bệnh. Và Hàn Quốc     
10.683 trường hợp bị nhiễm, 237 trường hợp tử vong và 8.213 trường hợp đã phục hồi. Chiến lược tại các quốc gia và khu vực này đã được thử nghiệm hàng loạt, đó là kiểm dịch tại nhiều chốt y tế và theo dõi các triệu chứng đầu tiên. 

 

 

Big Data và công nghệ đã giúp Đài Loan theo dõi và chiến đấu với COVID-19


Sự bùng phát SARS năm 2003 ở nhiều nước châu Á, là dấu hiệu của điều tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Các khu vực bị ảnh hưởng rất nhiều bởi SARS chẳng hạn như Hồng Kông (tỷ lệ tử vong 17% năm 2003) hoặc Đài Loan (21,1%) đã quyết định thiết lập các phương thức thức mới để ngăn chặn dịch bệnh như thế này và các bệnh do virus khác có thể xảy ra trong tương lai. Đến mức Đài Loan đã thực sự bắt đầu thực hiện các biện pháp phòng chống trước khi WHO có xác nhận chính thức về sự bùng phát của đại dịch.

 

"Vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, khi Tổ chức Y tế Thế giới được thông báo về một căn bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân ở Vũ Hán, Trung Quốc, các quan chức Đài Loan đã bắt đầu kiểm tra từ các hành khách trên các chuyến bay trực tiếp từ Vũ Hán về các triệu chứng sốt và viêm phổi trước khi hành khách xuống máy bay." - Phản hồi của Đài Loan về COVID-19.

 

Tuy nhiên, chính sách tích cực trong việc tìm kiếm các trường hợp bị nhiễm không kết thúc ở đó. Đài Loan đã được đánh giá là một trong những khu vực công nghệ cao nhất trên thế giới, với nguồn dữ liệu cấp độ dân số rộng lớn là một bằng chứng thực tế. Cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế quốc gia đã được kiểm tra trong thời gian thực. Mục đích để làm gì? Đó là để tìm bệnh nhân có các triệu chứng có thể trùng với triệu chứng của COVID-19 hay SARS-CoV-2.


Mặc dù là khu vực dễ bị tổn thương thứ hai trên thế giới do sự bùng phát này vào cuối tháng 1 năm 2020 ngay tại nước bên cạnh. Vào tháng 3, Đài Loan đã xác nhận rằng các chính sách chống dịch của họ đang hoạt động tốt. Nhưng Big Data không phải là công cụ duy nhất được sử dụng bởi chính phủ này và các chính phủ khác.

 

 

Mã QR có thể hướng dẫn tuyên bố về sức khỏe - Xác định các nhóm có rủi ro cao



Đài Loan là một trong những khu vực đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ giám sát hành trình riêng tư cá nhân và hình ảnh QR. Các khu vực khác như Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc đã thực hiện các biện pháp tương tự. Sáng kiến này hiện có thể được tìm thấy ở các nước phương Tây bao gồm Tây Ban Nha hoặc Ý.


Ý tưởng của công nghệ này tương đối đơn giản: QR là một hình ảnh liên kết người dùng với một trang web thay vì gõ bằng tay. Chúng chỉ cần được quét đơn giản như mã vạch. Sau khi được số hóa bằng điện thoại thông minh, trang web sẽ hiển thị một biểu mẫu cá nhân với các câu hỏi cơ bản.


Người dùng sẽ nhập mã cá nhân, chẳng hạn như ID, và họ sẽ chỉ ra các triệu chứng có thể xảy ra (ho, sốt, nhức đầu,...) và dữ liệu được gửi thẳng đến Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đài Loan. Chìa khóa của phương pháp này là cho tất cả người dân và người nước ngoài đến một khu vực cụ thể để thực hiện bài kiểm tra nhỏ này. Chính phủ Đài Loan đã bắt buộc tất cả công dân phải thực hiện nghĩa vụ này.


Những người cho thấy các triệu chứng tương thích với triệu chứng của bệnh viêm phổi, sẽ được kiểm dịch và xét nghiệm cụ thể để phát hiện virus. Khi một trường hợp được xác nhận là dương tính, mục đích của công nghệ này là để theo dõi những người mà họ đã tiếp xúc, những nơi mà họ đã từng đi qua; một biện pháp gây tranh cãi ở phương Tây do vi phạm quyền riêng tư của công dân.

 

 

Cách theo dõi người bị cách ly qua điện thoại di động


 

Trang web với một bảng câu hỏi và đằng sau là mã QR hoặc sử dụng Big Data để sàng lọc cơ sở dữ liệu trong thời gian thực, được sử dụng ở Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông hoặc phần còn lại của Trung Quốc để chống lại COVID-19. Tích cực giám sát hành trình di chuyển của công dân qua điện thoại di động trên cả nước, là biện pháp chính để ngăn chặn đại dịch lan rộng.

 

Trong trường hợp này, việc sử dụng công nghệ thông minh là rất dễ hiểu. Hãy tưởng tượng một người A đã bắt xe buýt đi làm lúc 8:00 tại Puwei và xuống xe tại trang trại Datong (quận Changhua) lúc 8:40. Sau một ngày làm việc với các đồng nghiệp của mình, anh ấy thực hiện hành trình trở về nhà từ 16:00 đến 16:40. Nhưng trước khi về nhà, anh đi siêu thị và bắt đầu cảm thấy không khỏe trong người.

 

Khi A làm bài kiểm tra QR, anh ta sẽ bắt đầu tự cách ly cho đến khi nhận được kiểm tra y tế trực tiếp. Thật không may, anh ta xét nghiệm dương tính với Corona Virus. Ngay lúc đó, chính phủ đã trích xuất dữ liệu tham chiếu địa lý từ A và tất cả những người đã cùng đi trên chuyến xe buýt, tiếp xúc ở nơi làm việc hoặc siêu thị với anh ta và họ sẽ được yêu cầu tự cách ly thông qua các thông báo qua điện thoại di động.


Sau khi A được xét nghiệm dương tính với Virus, họ cũng sẽ cử nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhà cho A. Cách thức này đôi khi có thể dẫn đến các công ty lớn hoặc toàn bộ khu phố bị cách ly và giám sát sự di chuyển của hàng triệu người, tuy nhiên phương thức này là rất hiệu quả.


Mặc dù thực tế là về mặt chính trị, biện pháp này là trái với các giá trị tự do ở các nước phương Tây. Tuy nhiên  khoa học, y học và hệ thống y tế đã chứng minh là hiệu quả hơn nhiều so với các biện pháp khác. Đây là một biện pháp thông minh có thể giúp nhiều trong việc phòng chống đại dịch, an toàn cho bản thân và cộng đồng! 

 

Không chỉ có ích rất nhiều trong việc phòng chống dịch bệnh, công nghệ Big Data (Dữ liệu lớn) còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác của đời sống như ngành du lịch, học tập,... và trong tương lai sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa.

Ads

Hướng dẫn du lịch mùa dịch bệnh Covid-19

 

Những ứng dụng của Big Data được sử dụng trong ngành Du lịch

 

Du lịch tại đảo Jeju (3 ngày 2 đêm)

 

Đà Lạt thành phố Hoa - City tour 1 ngày

Zalo

Quên mật khẩu?

Chọn đăng ký là bạn đã đồng ý với các điều khoản dịch vụ của TGROUP.

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Trở về đăng nhập

Đóng

Đóng
Đóng