Cẩm nang du lịch
“Hygge” là một khái niệm phổ biến ở các nước Scandinavia như Đan Mạch, Na Uy, Thụy điển để mô tả sự ấm cúng và thoải mái cũng như cảm giác mãn nguyện hay hạnh phúc. Nhưng khái niệm này cũng không phải là đáp án chung, vì với mỗi người, “hygge” lại có một ý nghĩa riêng. Hygge bắt nguồn từ “Hugga”, một thuật ngữ của người Na Uy từ thế kỉ 16, có nghĩa là “làm cho thoải mái”. Thêm một điều thú vị nữa, khi gõ từ khóa này để kiếm tìm thông tin sẽ thấy xuất hiện nhiều nhất những hình ảnh bàn ăn được bày biện rất đẹp, theo phong cách cổ điển châu Âu với những ngọn nến vô cùng ấm áp.
Đan Mạch vốn có một mùa đông rất dài và lạnh, nên người dân nơi đây tìm đến sự bình yên, ấm áp chính từ những ánh nến, hơi ấm từ lò sưởi. Sự ấm áp ở đây không đơn thuần chỉ là hơi ấm vật lý mà còn từ các yếu tố không gian, sự bài trí sẽ hòa quyện với ánh nến, đem lại cho con người sự thanh thản và hạnh phúc. Điều quan trọng nhất là để có sự “ấm áp kiểu Hygge thực thụ” thì bạn không nên hưởng thụ không gian này một mình mà cần phải chia sẻ những điều tốt đẹp này với gia đình, bạn bè hay những người thân xung quanh. Chắc hẳn là nhờ phong cách sống này mà Đan Mạch luôn được xếp trong top đầu danh sách các nước hạnh phúc nhất thế giới. (Nguồn: Wikipedia)
Một tài liệu đã ví phong cách sống Hygge tựa như thuật phong thủy của người Trung Quốc vậy. Người phương Đông cho rằng, phải chọn nhà đúng hướng, đặt chiếc giường ngủ cũng phải cân nhắc vị trí sao cho người nằm có được giấc ngủ sâu nhất. Phong cách Hygge cũng dựa vào sự lựa chọn tinh tế về đồ đạc, từ thảm, sô pha, ghế tựa, sự điều chỉnh chiếc rèm cửa để điều tiết ánh sáng, khơi gợi mọi cảm giác của ngũ quan.
Quay trở lại với chủ đề của chúng ta một chút, tại sao phong cách sống Hygge lại du nhập vào Hàn Quốc nhỉ?
Nếu quan tâm tới tình hình kinh tế, xã hội Hàn Quốc thời gian qua, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều từ khóa bi quan như “Thất nghiệp ở thanh niên”, “kinh tế tăng trưởng thấp”, “không ổn định về chính trị”; “nhu cầu tiêu dùng giảm”... Chính vì những yếu tố tiêu cực này mà một số người Hàn Quốc rất bi quan về chính đất nước của mình, có ý kiến cho rằng, họ gọi đất nước mình là "Hell Joseon - 헬조선" (Địa ngục Joseon). (Nguồn: Wikipedia)
Joseon (조선) tiếng Hàn là Triều Tiên, chính là tên cũ của Hàn Quốc. Joseon đồng thời cũng là một triều đại kéo dài từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XIX trong lịch sử Hàn Quốc. Đây là triều đại chịu ảnh hưởng rõ rệt của tư tưởng Nho giáo với các luật lệ khắt khe và chế độ phân tầng giai cấp rõ rệt. Tầng lớp phong kiến, quan lại sẽ được tôn kính còn người dân thường chỉ được coi là “dân đen con đỏ”. Joseon là tên gọi cũ, nhưng vì người Hàn Quốc vẫn có cảm giác như mình vẫn đang sống trong xã hội bất công xưa, không thể vượt qua được rào cản tầng lớp xã hội, không có hy vọng về tương lai.
Do nhiều nguyên nhân, vì hoàn cảnh xã hội, kinh tế, giáo dục, tâm lý, cũng như do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến trong nếp nghĩ mà người Hàn Quốc thường cảm thấy mình không hạnh phúc. Điều này đối lập hẳn với Đan Mạch hay các nước Bắc Âu. Tại các nước này, vật giá rất cao, mùa đông lại kéo dài nhưng người dân lại luôn tìm thấy ý nghĩa cuộc sống trong những điều tưởng như nhỏ bé.
Thông qua nhiều phóng sự, nhiều mối liên hệ và so sánh, người Hàn Quốc cũng dần dần nhận ra giá trị của cuộc sống. Kinh tế cũng quan trọng, nhưng nguồn năng lượng giúp ta tìm lại ý nghĩa của chính cuộc đời mình chính là những khoảng thời gian dành cho gia đình, là cuộc sống được tận hưởng bữa tối ấm cúng bên những người thân yêu. Như vậy là sau quãng thời gian xây dựng đất nước, tập trung cho các yếu tố về cơ sở, vật chất; người Hàn Quốc đã có ý thức hướng trọng tâm tới các yếu tố tinh thần, đề cao mối liên kết giữa các cá nhân trong gia đình và xã hội. (Nguồn: KBS world radio)
Trong khoảng đầu những năm 2000, xu thế “tâm lý trị liệu” mang tên “Healing” đã nở rộ tại Hàn Quốc qua việc người dân tìm đến những phong cách ẩm thực, văn hóa, âm nhạc để xoa dịu, chữa lành những vết thương chôn sâu trong tâm thức. Xu thế “Healing” tập trung “trị liệu” cho từng cá nhân, trong khi xu thế mới “Hygge” du nhập từ Đan Mạch lại giúp con người cân bằng cảm xúc, tâm hồn thông qua mối liên kết, giao thoa với thiên nhiên và xã hội. Hygge gắn bó với những niềm vui đơn giản của cuộc sống, đôi khi chỉ là tách cà phê bốc khói, chăn nệm ấp áp, ánh sáng dịu dàng và những buổi tối quây quần bên bàn ăn cùng gia đình.
Trên mạng xã hội, nếu gõ hashtag tiếng Hàn “휘게” (Hygge), các bạn sẽ thấy các hình ảnh tiêu biểu như “nến”, “lò sưởi”, “gỗ”, “gốm”, “chăn”; “sách”. Đây chính là cách mà người Hàn Quốc, mà đặc biệt là giới trẻ, đang hưởng thụ cuộc sống theo phong cách Hygge. “Nến” đứng đầu trong danh sách quan tâm, và điều này cũng rất dễ hiểu bởi Đan Mạch là nước được mệnh danh là quốc gia thắp nến nhiều nhất. Chính ánh nến ấm áp này đã đem lại sự ấm áp và bình an, giúp người dân Đan Mạch vượt qua mùa đông dài khắc nghiệt.
Vì thế mà dạo này có rất nhiều quán cà phê đặt thêm một cây nến và một lọ hoa be bé, xinh xinh trên các bàn. Đúng là khi đang buồn hay có chuyện gì bực bội, chỉ nhìn ánh nến một lúc là cảm thấy tâm trạng khá hơn hẳn. Các nhà sản xuất, bán hàng ở Hàn Quốc đã nhanh nhạy nắm bắt xu thế này để giới thiệu các dòng nến tự nhiên, tinh dầu hay đồ gỗ nội thất phong cách Hygge.
Thử hiểu trên các blog của Hàn Quốc còn thấy có rất nhiều chia sẻ, hướng dẫn sống theo phong cách Hygge cho hợp lý. Bạn có thể tận hưởng sự ấm áp qua tiếng củi cháy lách tách, qua tiếng chim kêu, suối chảy khi hòa mình vào thiên nhiên; một lọ hoa đặt trong phòng khách hay một chiếc ghế gỗ được đặt cạnh rèm cửa đón ánh nắng…tất cả những chi tiết giản dị này cũng đủ làm đầy cuộc sống của bạn.
Trên các trang mạng xã hội, các bạn trẻ Hàn Quốc còn chia sẻ cho nhau về 10 nguyên tắc sống theo phong cách Hygge. (Nguồn: Chosun Media)
Đầu tiên: Hãy vặn nhỏ đèn, làm cho bầu không gian bạn tối lại một chút;
Thứ hai: Hãy cảm nhận ngay phút giây hiện tại bằng cách tạm ngưng sử dụng điện thoại, cắt đứt liên lạc với thế giới ảo;
Thứ ba: Nếu được hãy chuẩn bị một số đồ ăn ngọt như Cà phê, Chocolate hay bánh kẹo. Chỉ một chút vị ngọt thôi nhưng sẽ có tác dụng thư giãn tinh thần rất tốt đấy;
Thứ tư: Không phải “Tôi” mà là “Chúng ta”, hãy cùng làm điều gì đó với người bên cạnh bạn. Dù chỉ là xem phim, nhưng hãy cùng xem và bàn luận, chia sẻ cùng nhau. Qua những cuộc đối thoại nho nhỏ như thế này, các bạn sẽ hiểu hơn, quan tâm hơn tới những người thân bên cạnh mình;
Thứ năm: Hãy luôn học cách cảm ơn, hãy sống như hôm nay là ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời của bạn. Trước khi đi ngủ, thay vì nghĩ đến những việc phiền muộn, bạn hãy thử điểm lại xem hôm nay mình đã làm được những việc tốt gì, nghĩ về những điều tốt đẹp mà cuộc sống đã mang lại cho bạn;
Thứ sáu: Hãy học cách hài hòa với cuộc sống, chấp nhận bản thân. Bạn không cần phải thành công hay làm gì to tát mới có tư cách để hưởng thụ cuộc sống;
Thứ bảy: Sự thảnh thơi, tự tạo cho mình những khoảng thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp bản xua tan mỏi mệt, tái tạo năng lượng và kích thích tư duy sáng tạo;
Thứ tám: Đề cao hòa bình. Không cần phải “phí phạm” cảm xúc vào những cuộc tranh luận nảy lửa. Bạn hãy xếp lại những câu chuyện chính trị, những quan điểm xã hội to tát; thay vào đó hãy dành thời gian để chia sẻ những câu chuyện giản dị nhưng ấm áp với những người xung quanh.
Thứ chín: Giữ gìn sự hòa thuận trong gia đình cũng như trong tình bạn, tình yêu, các mối quan hệ xã hội. Hãy nhắc lại những kỉ niệm đẹp trong quá khứ để củng cố và làm bền chặt hơn các mối quan hệ xung quanh bạn;
Và cuối cùng: Tổ ấm - đó là nơi bạn tìm về, là nơi bạn hưởng thụ sự an lành đích thực.
Phương pháp sống Hygge không hề phức tạp, nó bắt nguồn tự nhận thức của các bạn về thời gian, cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể trải nghiệm sự ấm áp mà phong cách Hygge mang lại đấy!
Bây giờ, hãy cùng nhau thưởng thức ca khúc “수고했어 오늘도” (Hôm nay bạn cũng vất vả rồi)...
Ẩm thực có một vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia. Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc là sự kết tinh tinh hoa của rất nhiều nền văn hóa khác nhau, chính những yếu tố này đã góp phần tạo nên một phong cách rất riêng – nền ẩm thực đậm chất truyền thống.
Một câu hỏi khá thú vị, nhưng mình nhận được câu trả lời bằng một trải nghiệm nhớ đời tại Hàn Quốc. Cuộc sống ở nước ngoài là chủ đề được nhiều người quan tâm đặc biệt và đây là một trong số đó.
Thông thường khi thời tiết trở nên nóng nực thì hầu như ai cũng tìm đến các món mát lạnh, giải nhiệt để thưởng thức. Thế nhưng, ngoài các món mát lạnh thì ở Hàn Quốc, nhất là vào các ngày nóng nhất trong năm, người ta còn có sở thích ăn một món ăn nóng hổi, càng nóng càng tốt và món ăn đó chính là Samgyetang (삼계탕). Có lẽ khác với Hàn Quốc, người Việt thường ăn những món mát lạnh như kem, chè, sinh tố khi trời nóng còn những món ăn nóng hổi như gà hầm sâm sẽ ăn vào những ngày lạnh hay ngày mưa.
Ẩn mình ngoạn mục trong thành phố Daegu nhộn nhịp, hẻm văn hóa hiện đại Daegu được mệnh danh là nơi thời gian ngừng trôi, nơi du khách có thể tìm về những vết tích xưa cũ đã trải qua cả trăm năm trước và cảm nhận về những câu chuyện không thể quên dù năm tháng trôi qua.
Hành trình khám phá khu phức hợp văn hóa Buyeo Baekje mang đến nhiều trải nghiệm đặc biệt về lịch sử, đời sống và văn hóa của triều đại Baekje Hàn Quốc hơn 1400 năm về trước.
Ăn là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, ngoài những bữa ăn cùng gia đình thường ngày, ăn cùng đồng nghiệp, người yêu, các buổi tiệc liên hoan náo nhiệt thì bạn đã bao giờ thử cảm giác ăn một mình thật sự chưa?
Bạn là người mê mẩn với những giá trị lịch sử của các quốc gia, bạn cũng là người mong muốn trong chuyến du lịch của mình sẽ học hỏi thêm những kiến thức mới. Hãy theo TGROUP đến với Jongmyo - đền thờ các vị vua và hoàng hậu của triều đại Joseon. Nơi đây là điểm đến du lịch nổi tiếng được công nhận là di sản văn hóa thế giới, lưu giữ chặng đường lịch sử của Triều Tiên xưa từ thế kỷ 14 đến nay.
Đảo Udo nhỏ bé và cực kỳ lãng mạn chỉ nằm cách Jeju chưa đầy 15 phút đi phà, hòn đảo này nằm trong danh sách những địa điểm nhất định bạn phải đến khi ghé thăm Jeju. Udo giống như là một phiên bản thu nhỏ của Jeju, với núi với đá, với hoa và với những con đường lãng mạn nên thơ
Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.