Thông tin cần thiết

Tết Đoan Ngọ - Ngày tết mang nhiều ý nghĩa độc đáo

Tết Đoan Ngọ - Ngày tết mang nhiều ý nghĩa độc đáo

Tết Đoan Ngọ là một ngày tết đặc biệt, tồn tại từ lâu đời trong nền văn hóa dân gian phương Đông và được diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Bạn có tò mò về nguồn gốc và ý nghĩa của tết Đoan Ngọ đối với người Việt Nam? cùng TGROUP tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Nguồn gốc của tết Đoan Ngọ 

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi với các cái tên khác là tết mùng 5 tháng 5, tết diệt sâu bọ,... là một nghi lễ truyền thống được bắt đầu vào giữa trưa để cầu mong những điều tốt đẹp, cho mùa mang bội thu, công việc khởi sắc suôn sẻ. Sau tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái một cái tết ý nghĩa thứ hai, dịp mà mọi người có thể sum họp.

Vốn dĩ cái tết này còn có tên là tết diệt sâu bọ bởi nó bắt nguồn từ truyền thuyết vào một ngày sau khi thu hoạch mùa vụ, những người nông dân chưa kịp tổ chức ăn mừng thì đã bị tất cả số lương thực hoa màu thu hoạch được đều bị lũ sâu bọ kéo tới ăn sạch, trong lúc đau buồn không biết phải xử lí tình hình như thế nào thì đã có một ông lão tên Đôi Truân xuất hiện chỉ dẫn họ là hãy lập một bàn thờ cúng đơn giản gồm bánh tro, trái cây, xôi, chè,... dâng lên đất trời để cầu mong bình yên và tự nhiên lúc đó lũ sâu bọ đều lăn ra ngã rượi. Vì vậy cứ mỗi năm đến ngày này nhà nhà lại lập ra một bàn cúng như vậy với hy vọng có thể xua đuổi sâu bọ và những điều xui xẻo, mang điều tốt đẹp đến.

Món ăn ngày tết Đoan Ngọ

Ngày xưa hai món thường xuất hiện trong ngày tết Đoan Ngọ là bánh ú tro và cơm rượu. Bánh ú tro có vị thanh ngọt rất thích hợp ăn vào giữa trưa hè oi bức còn cơm rượu thì với chút ngọt bùi và cay nồng mà sẽ nhanh chóng khiến sức khỏe tốt hơn, bài trừ bệnh tật. Trái cây được lựa chọn trên mâm cơm cúng cũng thường là những loại quả theo mùa như vải, mận,...

Hiện nay ở mỗi gia đình sẽ có những món ăn khác nhau vào ngày này, vì đây cũng được xem là một dịp sum họp gia đình nên món ăn có thể phong phú hơn với gà, vịt, heo quay, chả giò,... 

Một số phong tục vào ngày tết Đoan Ngọ

Đoan ngọ (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) là bắt đầu vào giữa trưa khi mà mặt trời lên đỉnh đầu cũng là lúc khí dương thịnh. Mỗi nhà thường sẽ cúng vào giờ này, trong thời gian đất trời hòa hợp để cầu mong mọi điều tốt lành.

Theo lệ vào 12 giờ trưa sẽ là thời khắc có dương khí tốt để chữa các bệnh, em bé sẽ được quệt vôi vào sau ót, ngực, rốn để tránh đau ốm. Người lớn thì hái lá cây xông để chữa trị các bệnh ngoài da, đề phòng cảm. Và còn các tục khác như nhuộm móng chân, tay, treo ngãi cứu trừ tà,...

Ads

Giới thiệu top 6 nhà hàng bán Jokbal nổi tiếng tại Seoul

Ăn gì ở đảo Jeju?

Buổi sáng ở Hàn Quốc ăn gì? Đây là những gợi ý dành cho bạn!

Chiều bên rừng Seoul Forest

Làm thịt chiên sốt chua ngọt Tangsuyuk (탕수육) ngon đúng điệu

Tìm đường đến 5 nhà hàng độc đáo ở Seoul Forest

Bí quyết chế biến bánh mì bơ tỏi phô mai Hàn Quốc ngon nhưng không ngấy

Bạn nghĩ thực phẩm đã quá hạn có còn sử dụng được không?

Mách bạn cách đặt đồ ăn giao hàng nhanh ở Hàn Quốc

Ăn một mình sao cho vui vẻ không quạu

Zalo

Quên mật khẩu?

Chọn đăng ký là bạn đã đồng ý với các điều khoản dịch vụ của TGROUP.

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Trở về đăng nhập

Đóng

Đóng
Đóng