Khoa học du lịch

Sự mở rộng sức ảnh hưởng các Youtuber trong việc tiếp thị liên kết (affiliate marketing) tại Hàn Quốc

Sự mở rộng sức ảnh hưởng các Youtuber trong việc tiếp thị liên kết (affiliate marketing) tại Hàn Quốc


Sự mở rộng sức ảnh hưởng các Youtuber trong việc tiếp thị liên kết (affiliate marketing) tại Hàn Quốc

 

Tại Việt Nam vừa rồi, có ý kiến cho rằng phải thu thuế người nổi tiếng khi họ livestream để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm (Nguồn: vnexpress.net)

 

Thực tế là do Việt Nam không có sự quản lý bài bản của các công ty truyền thông, chuyên về Multi-Channel Network (MCN).

 

Ở nước ngoài, có nhiều MCN quản lý các youtube creators, để liên kết tiếp thị, giới thiệu, quảng bá cho các nhãn hàng.

 

MCN và Brands làm việc với nhau để dùng sức ảnh hưởng của Creators, để quảng bá cho dịch vụ, sản phẩm, các chương trình marketing của mình.

 

1. MCN tạo cơ hội cho Creators của họ được hợp tác với Brands, đưa sản phẩm của Brands đến với Creators cho họ dùng thử, giúp Creators tham dự các events và giao lưu cùng các Creators khác để tạo ra nhiều nội dung (contents). MCN quản lý công việc và thu nhập của Creators, nhưng không can thiệp và không có quyền tác giả đối với Creators.

 

2. Mỗi Creator là 1 Influencer đối với đối tượng người xem (viewers), người đăng kí (subscribers) của mình. Họ có những social networks riêng (chủ yếu youtube, có thêm Instagram, twitter, snapchats để dễ liên hệ với người theo dõi mình) để giới thiệu contents của mình đến thế giới mạng. Thường MCN sẽ quản lý những người là full-time youtubers (so với những người không phải là full time youtubers với tiềm năng view/subscribe ít, hoặc những người là chỉ là influencers trong lĩnh vực đặc thù của họ mà không có kênh youtube riêng, hoặc những người cũng là youtubers nhưng content của họ cá nhân hơn và không nhằm vào sản phẩm/dịch vụ). Và tính khách quan thể hiện trong content là cực kì quan trọng, vì đó là mức độ uy tín của họ. Nên không thể nào Creators chỉ chăm chăm khen dịch vụ của Brands, như một nhân viên tiếp thị. Họ phải chắt lọc nội dung, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của Brands một cách phù hợp để còn có thể duy trì và thu hút thêm người xem, người đăng kí cho social channels của họ.

 

3. Brands cũng không cần những Creators chỉ giới thiệu sản phẩm cho mình, không có tính sáng tạo, không đảm bảo khách quan, và contents không chất lượng, vì họ thường target những Creators uy tín, phù hợp concepts sản phẩm, targeted khách hàng của họ. Cách thức các brands cạnh tranh với nhau về Youtube Creators cũng rất khác so với Đại sứ thương hiệu (Brand Embassador) của họ (thường những người này phải kí hợp đồng độc quyền) trong khi Creators thoải mái hơn trong việc so sánh, đánh giá các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh nhau, để đưa ra nhận xét, lời khuyên cũng như khuyến cáo đến cho người xem của mình.

 

4. Youtuber: rất cần creators để tạo ra những content mới hằng ngày hằng giờ, và thay vì chạy quảng cáo trực tiếp, Youtube đã trở thành nơi đưa những thông điệp mà brands hướng tới, thông qua creators. Youtube cũng có những events cho creators của họ, và dĩ nhiên sẽ có những điều khoản hợp tác, thanh toán theo lượt views riêng.

 

Bốn yếu tố trên làm bản chất của việc Tiếp thị liên kết thông qua mạng xã hội (đại diện là Youtube) ở nước ngoài khác rất nhiều tại Việt Nam. Dẫn đến việc quản lý nội dung, thu thuế, lẫn việc marketing bài bản hơn ở Việt Nam rất nhiều.

 

Cũng cần phân biệt các Youtube Channels hoặc các Youtube Personalities trong top các trang có nhiều người theo dõi của Việt Nam, thường hiếm content thật sự về Affiliate marketing.

 

Viewers và subscribers của nước ngoài cũng ngày càng khó tính hơn trong việc chọn lọc creators để follow and subscribe.

 

Tham khảo:

 

1. Youtube.com

2. Kenh14.vn

3. Nhipcaudautu.vn

4. Socialblade.com

 

UPD

Zalo

Quên mật khẩu?

Chọn đăng ký là bạn đã đồng ý với các điều khoản dịch vụ của TGROUP.

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Trở về đăng nhập

Đóng

Đóng
Đóng