Khoa học du lịch
-Tourism science (dịch)-
중국의 국민해외여행자 소란행위관리정책 변동분석:
빅데이터 분석을 이용한 이슈관심주기모형의 적용을 중심으로
이사원, 2017
Trích dẫn hoàn chỉnh
이사원(2017). 중국의 국민해외여행자 소란행위관리정책 변동분석: 빅데이터 분석을 이용한 이슈관심주기모형의 적용을 중심으로. 석사학위논문. 한양대학교 관광학과.
Địa chỉ trang web truy cập
Từ khóa
중국 소란행위관리정책, 이슈관심주기모형, 정책변동, 빅데이터 분석
tourists’ uncivilized behavior management policy in China, issue attention cycle model, policy change, big data
Tóm tắt
Trung Quốc đang trở thành quốc gia có tổng lượng khách đi du lịch nước ngoài lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên sự gia tăng nhanh chóng số lượng người đi du lịch quốc tế cũng kèm theo nhiều hành vi không văn minh của khách du lịch. Để ứng phó với vấn đề này, chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách quản lý hành vi không văn minh(소란행위관리정책, tourists’ uncivilized behavior management policy in China) của người dân nước mình khi đi du lịch nước ngoài. Mục đích của nghiên cứu này tập trung nghiên cứu quá trình chính sách biến động(정책변동과정) đối với chính sách quản lý hành vi không văn minh của người dân khi đi du lịch nước ngoài trên quan điểm lý luận về quá trình chính sách(정책과정론).
(중국은 세계 최대의 해외여행자 송출국으로 성장하고 있다. 그러나 해외여행 수요의 급격한 증가는 해외여행자의 소란행위라는 부작용을 가져왔다.중국 정부는 이에 대응하기 위하여 국민해외여행자 소란행위관리정책을 시행하였다. 본 연구는 정책과정론적 관점에서 중국의 국민해외여행자 소란행위관리정책의 정책변동과정을 분석하는데 연구의 목적을 두었다.)
Phần nghiên cứu lý thuyết xem xét các khái niệm và nghiên cứu liên quan đến chính sách quản lý hành vi không văn minh của khách du lịch Trung Quốc, chính sách biến động(정책변동, policy change), mô hình chu kỳ quan tâm vấn đề(이슈관심주기모형, issue attention cycle model). Dựa trên mô hình chu kỳ quan tâm vấn đề, xây dựng khung phân tích phản ánh lên các đặc tính của chính sách quản lý hành vi không văn minh của khách du lịch Trung Quốc. Từ đó đề xuất các câu hỏi nghiên cứu: ‘Liên quan đến chính sách quản lý hành vi không văn minh của khách du lịch Trung Quốc, các giai đoạn của mô hình chu kỳ quan tâm vấn đề được hình thành như thế nào?’, ‘Từ các giai đoạn của chu kỳ quan tâm vấn đề của chính sách quản lý hành vi không văn minh của khách du lịch Trung Quốc thì chính sách đã biến động như thế nào?’
(이론적 고찰에서는 중국 국민해외여행자 소란행위관리정책, 정책변동, 이슈관심주기모형에 대한 개념과 관련 연구를 고찰하였다. 분석의 틀은 이슈관심주기모형을 바탕으로 중국의 국민해외여행자 소란행위관리정책의 특징이 반영된 분석의 틀을 제시하였다. 연구문제는 ‘중국의 국민해외여행자 소란행위관리정책과 관련하여 이슈관심주기단계는 어떻게 형성되었는가?’, ‘중국의 국민해외여행자 소란행위관리정책과 관련한 이슈관심주기단계에 따라 정책변동은 어떻게 나타났는가?’로 설정하였다.)
Ngoài ra, nghiên cứu này lựa chọn 3 trường hợp dẫn đến nguyên nhân hình thành chính sách quản lý người dân Trung Quốc ứng xử văn minh khi đi du lịch nước ngoài làm yếu tố phân tích, đó là: ‘ghi vẽ bậy với nội dung "Tôi đã đến nơi đây"(여기왔다 사건)’, ‘sự cố ở hãng hàng không Asia(아시아항공 사건)’, ‘sự cố ở hãng hàng không Bangkok(방콕공항 사건)’. Dựa trên việc xem xét lý thuyết nền tảng các yếu tố đặc trưng của chu kì quan tâm vấn đề (이슈관심주기) và yếu tố phân tích (yếu tố xã hội quan tâm, yếu tố chính sách biến động) đã được lập thành. Phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp nghiên cứu văn kiện ghi chép, phương pháp nghiên cứu trường hợp và phương pháp phân tích dữ liệu lớn (빅데이터 분석법, Big data analysis).
(또한 이론적 고찰을 기반으로 본 연구는 중국의 국민해외여행자 소란행위관리정책의 계기가 ‘여기왔다 사건’, ‘아시아항공 사건’, ‘방콕공항 사건’을 선정하고 분석요인으로 이슈관심주기 특성요인과 분석요인(사회적 관심요인, 정책변동요인)을 설정하였다. 연구방법은 문헌연구법, 사례연구법, 빅데이터 분석법을 적용하였다.)
Kết quả phân tích cho thấy, ‘ghi vẽ bậy với nội dung "Tôi đã đến nơi đây"(여기왔다 사건)’, ‘sự cố ở hãng hàng không Asia(아시아항공 사건)’, ‘sự cố ở hãng hàng không Bangkok(방콕공항 사건)’ là các sự cố xâu chuỗi liên quan thích hợp với việc áp dụng mô hình chu kỳ quan tâm vấn đề, qua đó 5 giai đoạn của chu kỳ quan tâm vấn đề của tất cả các sự cố này có thể kiểm tra được một cách xác thực. Từ đó cũng xuất hiện loại hình chu kỳ quan tâm vấn đề là loại hình lặp đi lặp lại. Bên cạnh đó, ở giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4 của chu kỳ quan tâm vấn đề thì việc thi hành chính sách (정책집행) được thực hiện, chính sách biến động ở giai đoạn 5 – giai đoạn giảm dần sự quan tâm xuất hiện, khi quan sát sự phản hồi thì chính sách quản lý hành vi không văn minh của người dân khi đi du lịch nước ngoài của chính phủ Trung Quốc có tính nhạy cảm – dễ tổn thương(민감성) cao. Điều này có thể khẳng định giai đoạn của chu kỳ quan tâm vấn đề của các chính sách quản lý người dân khi đi du lịch nước ngoài của chính phủ Trung Quốc có tính nhất quán(일관성) và bao quát(포괄성). Dựa vào các giai đoạn chu kỳ quan tâm vấn đề thì xuất hiện sự biến động của chính sách, có thể xác định được hình thức biến động của chính sách chính là sự cải tổ chính sách và duy trì chính sách.
(분석결과, ‘여기왔다 사건’, ‘아시아항공 사건’, ‘방콕공항 사건’의 연쇄적인 사건은 이슈관심주기모형을 적용하기에 적합하며, 모든 사건이 이슈관심주기의 다섯 단계를 거치는 것을 확인할 수 있었다. 이슈관심주기 유형은 반복형으로 나타났다. 또한 이슈관심주기의 2단계, 3단계, 4단계에서 정책집행이 이루어지며, 정책변동은 5단계인 관심쇠퇴단계에서 발생한 것에서 비추어 봤을 때 중국 정부의 국민해외여행자 소란행위관리정책에 대한 민감성은높은 것으로 판단되었다. 이에 중국의 국민해외여행자 소란행위관리정책 이슈관심주기단계가 일관성, 포괄성의 특성을 지니고 있음을 확인할 수 있었다. 이슈관심주기단계에 따라 정책변동이 나타나며, 정책변동의 형태는 정책혁신, 정책유지로 확인되었다.)
Kết quả nghiên cứu cho phép khẳng định lý thuyết về chu kỳ quan tâm vấn đề có thể áp dụng phù hợp với quá trình hình thành chính sách quản lý hành vi không văn minh và đây chính là đóng góp về mặt lý thuyết của nghiên cứu này. Đối với đóng góp về mặt thực tiễn, nghiên cứu cho phép khẳng định việc tiếp cận tổng hợp đến sự quan tâm vấn đề là cần thiết đối với ứng phó của chính phủ(정부대응)
(분석결과를 통한 본 연구의 이론적 기여는 일반이론인 이슈관심주기가 소란행위정책이 형성되는 일련의 과정에서도 적용된다는 점을 확인한 것을 들수 있다. 실무적 기여는 정부대응에 있어 이슈관심에 대한 종합적인 접근이 필요하다는 것을 제시할 수 있다.)
Hạn chế của nghiên cứu này bao gồm hạn chế về phạm vi nghiên cứu, hạn chế về tính đa dạng của các phương pháp nghiên cứu. Các nghiên cứu sau này cần mở rộng hơn, tiến hành nghiên cứu so sánh trường hợp cũng như sử dụng phương pháp nghiên cứu đa dạng hơn. Từ quan điểm này, hy vọng việc nghiên cứu mô hình chu kỳ quan tâm vấn đề về chính sách du lịch sẽ được thực hiện thường xuyên.
(연구의 한계로는 연구범위에 따른 제한된 일반화의 한계가 지적되었으며, 향후 연구대상의 확대 및 비교사례연구와 같은 연구방법의 다원화가 요구된다. 이러한 관점에서 관광정책에 대한 이슈관심주기모형 연구가 지속적으로 이루어지길 기대한다.)
Mintyni - 민탄 (dịch)
TGROUP hợp tác với các đối tác Hàn Quốc tập trung phát triển các nền tảng du lịch ứng dụng công nghệ thông tin mà chúng tôi đặt tên là ABC technology (Artificial Intelligence, Big Data, Convergence) nhằm cung cấp đến khách du lịch những sản phẩm dịch vụ tối ưu nhất.
Ngành công nghiệp du lịch hiện là một phần trong chiến dịch của nhiều ngành công nghiệp khác sử dụng phân tích Dữ Liệu Lớn trong những hoạt động cơ bản của họ. Các hoạt động trực tuyến của mọi người tạo ra rất nhiều dữ liệu. Trong khi mọi người tạo ra rất nhiều dữ liệu trên internet có chủ ý hoặc vô tình, thì có một số nguồn dữ liệu thay thế khác mà ngành du lịch có thể sử dụng để đưa ra các lựa chọn tốt hơn. Những dữ liệu này giúp ngành công nghiệp du lịch đưa ra các quyết định được dựa trên các phân tích, nhờ đó mà có thể tăng trưởng và phát triển hơn.
Để đánh giá về sự đổi mới và khai thác dữ liệu, những thành công và tiến bộ của các công ty hoặc các khởi nghiệp thường được đưa ra để bàn luận. Dữ Liệu Lớn (Big Data) là một vấn đề lớn trong việc xây dựng các giải pháp sáng tạo, hiệu quả về chi phí và vô cùng hữu ích. Khái niệm dữ liệu du lịch không phải chỉ mới xuất hiện dạo thời gian gần đây, nhưng càng ngày mối quan tâm về nó càng tăng dần lên sau sự gia tăng rất mạnh về số lượng sản xuất và trước sự tăng tốc của các công nghệ có khả năng khai thác chúng. Dữ liệu đang dần trở thành Dữ Liệu Lớn, và Dữ Liệu Lớn đang trở thành một hỗn hợp kỹ thuật số phức tạp để được chuyển đổi thành một nguồn giá trị.
Dữ liệu được thu thập trong một nghiên cứu năm 2014 về Công nghiệp du lịch ở Tây Ban Nha đã sử dụng Dữ Liệu Lớn từ nhiều nguồn khác nhau đã cho biết nhiều thông tin như xuất xứ của du khách, thời gian mà họ ở lại trong bao lâu, khu vực nào khách du lịch thích lưu trú, giữa Madrid và Barcelona thì khách du lịch muốn đi đến điểm nào hơn, và chi phí họ đã chi bao nhiêu.
Dữ Liệu Lớn chỉ là thuật ngữ phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi để giải thích tính khả dụng và sự tăng trưởng theo cấp số nhân của dữ liệu trong thế giới hiện đại đang dần thay đổi. Đây là một thuật ngữ bao hàm chỉ các tập dữ liệu lớn hoặc phức tạp. Dữ Liệu Lớn thách thức những vấn đề liên quan đến tìm kiếm, chụp, lưu trữ, hình dung hóa, phân tích và bảo mật thông tin, và chúng yêu cầu đổi mới để phơi bày các giá trị ẩn từ các tập dữ liệu mở rộng rất phức tạp, đa dạng với quy mô lớn.
Khách du lịch hiện đại đã quen với thế giới ngày càng kỹ thuật số và ít phụ thuộc vào các công ty du lịch truyền thống nhờ vào sự phát triển của các công cụ tìm kiếm đặt phòng, công cụ so sánh trực tuyến, trang web đánh giá và hình ảnh được tải lên bởi các khách du lịch khác. Ngành du lịch có thể làm gì để thích nghi và không để mất quyền kiểm soát thị trường? Câu trả lời nằm ở Big Data.
Hiện nay, để giải quyết các vấn đề cơ bản, thuật ngữ Big Data đã xuất hiện khá thường xuyên. Nói một cách đơn giản, Big Data là các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp. Độ lớn đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý.
Đó được gọi là Dữ liệu lớn (Big Data). Trí thông minh và sự kiểm soát thông tin đánh dấu một sự khác biệt cơ bản trong sự phát triển của các thành phố thông minh. Điều này đang đạt được thông qua các cơ chế được cung cấp bởi nền tảng Internet of Things (IoT – Internet Vạn Vật).
Khoa học du lịch
Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.