Khoa học du lịch
Khái niệm du lịch thông minh đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là một công cụ chiến lược để phát triển du lịch. Ở các nền kinh tế như Hàn Quốc, du lịch thông minh đang trở thành một phần không thể thiếu trong chính sách quốc gia về phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng dịch vụ nói chung với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển đáng kinh ngạc của các công nghệ tìm kiếm, kênh phân phối du lịch trực tuyến, cộng đồng du lịch ảo và nhiều hình thức truyền thông xã hội cho phép khách du lịch đưa ra quyết định thuận tiện và thông minh hơn. Việc áp dụng rộng rãi công nghệ di động, đặc biệt là điện thoại thông minh, dường như đã đẩy nhanh xu hướng này với sự hội tụ của tìm kiếm thông tin, liên lạc, giải trí, mạng xã hội cũng như các chức năng liên quan đến di động để hỗ trợ du khách trong di chuyển.
Du lịch là một ngành quan trọng, và trong nhiều trường hợp, du lịch là ngành trọng điểm của các nền kinh tế quốc gia, do đó du lịch thông minh dường như là một giải pháp đầy hứa hẹn để phát triển du lịch bền vững và có khả năng tác động đến các điểm đến du lịch ở các thị trường điện tử ở nhiều cấp độ khác nhau.
Thương hiệu SMARTOURISM với sự kết hợp giữa SMART và TOURISM là thương hiệu độc quyền của TGROUP tại Việt Nam.
TGROUP hợp tác với các đối tác Hàn Quốc tập trung phát triển các nền tảng du lịch ứng dụng công nghệ thông tin mà chúng tôi đặt tên là ABC technology (Artificial Intelligence, Big Data, Convergence) nhằm cung cấp đến khách du lịch những sản phẩm dịch vụ tối ưu nhất.
Công nghệ A là gì?
Công nghệ A là gọi tắt của Artificial Intelligence (AI) - Trí tuệ nhân tạo. AI là trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi con người. Trí tuệ này có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi,... như trí tuệ con người. Xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với con người. Cụ thể hơn, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, hiểu được tiếng nói của con người để giao tiếp, biết học và biết tự thích nghi,…
AI đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt đối với ngành du lịch và khách sạn, AI đóng góp một phần không nhỏ và mang đến nhiều lợi ích to lớn cho lĩnh vực này. Với sự phát triển của Internet, các doanh nghiệp đang phải đối đầu với số lượng dữ liệu rất lớn, nhất là trong ngành du lịch và khách sạn. Bằng việc tích hợp công nghệ AI, việc phân tích dữ liệu và chăm sóc khách hàng trở nên nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều. Cũng nhờ đó, các doanh nghiệp du lịch và khách sạn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và hạn chế được các lỗi, thực hiện nhanh chóng các tác vụ.
Công nghệ B là gọi tắt của Big Data - Dữ liệu lớn. Big data là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. Thuật ngữ này thường chỉ đơn giản đề cập đến việc sử dụng các phân tích dự báo, phân tích hành vi người dùng, hoặc một số phương pháp phân tích dữ liệu tiên tiến khác trích xuất giá trị từ dữ liệu mà ít khi đề cập đến kích thước của bộ dữ liệu.
Nhờ công nghệ Dữ liệu lớn, các doanh nghiệp lữ hành có thể đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên số liệu phân tích. Chúng bao gồm khả năng dự đoán nhu cầu trong tương lai chính xác hơn, tối ưu hóa chiến lược giá, tiếp thị mục tiêu chính xác hơn và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Thông qua việc khai thác Big data, các doanh nghiệp du lịch có thể tạo ra một trải nghiệm cho từng đối tượng cá nhân để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi khách hàng.
Công nghệ C là gọi tắt Convergence - Tích hợp. Convergence không còn là khái niệm xa lạ đối với giới công nghệ trong hai thập kỷ trở lại đây. Lý thuyết Tích hợp đi theo hướng tạo nên những sản phẩm có khả năng tích hợp nhiều tính năng của những sản phẩm khác nhau. Ví dụ như Máy bay và tàu thủy tích hợp thành Thủy phi cơ; TV kết hợp với máy tính thành Internet TV; điện thoại kết hợp chụp ảnh, chơi game, lướt web thành điện thoại thông minh;...
Xu hướng tích hợp không chỉ nằm trong ngành công nghệ cao. Mà trong lĩnh vực dịch vụ, xu hướng này đang ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt là dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn. Để đáp ứng được nhu cầu của con người, những sản phẩm mang đậm tính tích hợp đã ra đời, như Resort kết hợp với Casino, Resort kết hợp với các công viên chủ đề (theme park),...
Hiện tại TGROUP cũng đang phát triển các sản phẩm du lịch tích hợp nhiều tiện ích với nhau như Chơi golf kết hợp nghỉ dưỡng (Golftel), Du lịch nghỉ dưỡng ở Khách sạn (Hocance), Du lịch kết hợp business, Du lịch kết hợp chăm sóc sắc đẹp; du lịch ảo dựa trên thực tế tăng cường (AR),...
TGROUP xây dựng website đặt chương trình du lịch kết hợp đặt golf, xe vận chuyển và khách sạn cho khách du lịch tự túc, tour YNI - You Name It... được thể hiện bằng 3 ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Việt)... Đặc biệt, phát triển dịch vụ để khách du lịch có thể tự tạo lịch trình tour cho riêng mình theo ý thích của bản thân, với nguồn cơ sở dữ liệu “tự học” được tổng hợp từ các kinh nghiệm thực tế của khách hàng, trí thông minh nhân tạo AI sẽ tự động tạo ra các tour du lịch theo nhu cầu, với lịch trình hợp lý, thuận tiện và tự động báo giá đến Quý khách hàng.
Bên cạnh đó TGROUP tích hợp các tính năng đặt dịch vụ và thông báo tự động, thanh toán điện tử và xác nhận tự động... Mới đây, TGROUP cùng đối tác Hàn Quốc đã cho ra mắt ứng dụng 'XR Way' trong việc tích hợp công nghệ AR vào marketing du lịch...
TGROUP định hướng xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh đi đôi với tìm kiếm các giải pháp góp phần phát triển thành phố Đà Lạt trở thành đô thị thông minh. Qua đó, ứng dụng 'Công nghệ ABC' trong đó Tích hợp Dữ liệu lớn cùng Trí thông minh nhân tạo vào ngành Du lịch, để từ đó tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch thông minh, mang đến những trải nghiệm mới lạ, độc đáo hơn cho khách hàng cũng như phát triển ngành du lịch của Việt Nam nói chung và Đà Lạt nói riêng.
Công nghệ đang thay đổi ngành du lịch như thế nào?
Theo tiêu chuẩn châu Âu, hệ thống chứng nhận tiêm chủng COVID 19 đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam chuẩn bị để đưa vào phục vụ thí điểm đón du khách quốc tế.
Thủ đô Seoul sẽ cho ra mắt bảo tàng khoa học được mang tên là "Bảo tàng Robot & Trí tuệ nhân tạo Seoul" (Seoul RAIM: Seoul Robot & AI Museum) vào năm 2023 tại khu vực 1-25 Chang-dong, Dobong-gu.
Phát triển Smartourism du lịch ngày càng tiện lợi và thông minh là mục tiêu và phương châm mà nhiều doanh nghiệp hướng đến. Đó không chỉ là bước phát triển mang tính bền vững mà còn là tiền đề để nâng cao tiềm năng du lịch. Vì vậy, hôm nay hãy cùng TGROUP nghiên cứu về 10 cách để giúp các điểm đến, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện sứ mệnh phát triển du lịch thông minh, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành du lịch.
Mục đích cuối cùng của du lịch thông minh là nâng cao hiệu quả quản lí tài nguyên, đa dạng hóa khả năng cạnh tranh và tăng cường tính bền vững thông qua việc sử dụng các đổi mới công nghệ vào thực tiễn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các cách thức triển khai du lịch thông minh Smartourism đã trở thành mối quan tâm hàng đầu hiện nay đối với nhiều doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao thu hút du khách.
Mọi tiến bộ công nghệ đều đi kèm với những kỳ vọng và thách thức. Thực tế ảo trong du lịch cũng vậy, có rất nhiều kỳ vọng về khả năng của VR ứng dụng trong du lịch, tuy nhiên vẫn có những người lo lắng rằng thực tế ảo có thể sẽ thay thế mong muốn du lịch thực sự của du khách. Đánh giá một cách khách quan, vấn đề này hoàn toàn sẽ chẳng có nhiều ảnh hưởng lớn mà ngược lại, công nghệ VR sẽ còn đem đến mặt tích cực cho du lịch với 10 công dụng và lợi ích được liệt kê ngay sau đây.
Trong giai đoạn hiện nay, ngành công nghiệp du lịch chính thống đang phải trải qua một khoảng thời gian chững lại khá lâu do những chuyển biến phức tạp của đại dịch Covid 19, kéo theo đó, những người thích khám phá đến vùng đất mới đang phải tạm hoãn rất nhiều kết hoạch của họ. Để giải quyết tình trạng này, có nhiều phương pháp đang được nghiên cứu tiến hành, nổi bật trong số đó là cơ hội được tạo ra bởi việc nâng tầm chức năng của công nghệ thực tế ảo VR vào du lịch. Nhờ vậy ngay cả khi máy bay không thể xuất phát, khách sạn tiếp tục đóng cửa, vẫn có một số cách thay thế để trải nghiệm hành trình phiêu lưu đâu đó theo ý thích, thư giản tại những nơi bạn muốn đến từ lâu.
Công nghệ thực tế ảo làm điên đảo thế giới trong những năm gần đây, với kính VR đang trở thành một sản phẩm chủ đạo. Trong khi VR được áp dụng cho ngành công nghiệp trò chơi thì với những lĩnh vực khác, bao gồm cả ngành du lịch cũng đang dần nhận ra những tiềm năng mà công nghệ này mang lại với vai trò không chỉ như một sản phẩm tiếp thị mà còn hơn thế nữa. Chính vì vậy, việc hiểu thêm về VR sẽ ứng dụng như thế nào du lịch là một điều cần thiết.
Khoa học du lịch
Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.