Khoa học du lịch

Khái niệm chính sách: Tiếp cận đa chiều

Khái niệm chính sách: Tiếp cận đa chiều

-Tourism science (dịch)-

 

Policy-concepts-in-1000-words-multiple-streams-analysis

Khái niệm chính sách: Tiếp cận đa chiều

 

Địa chỉ trang web truy cập

https://paulcairney.wordpress.com

 

Nghe giảng giải trực tiếp: 

Click here!

(Paul Cairney: Politics & Public Policy

Professor of Politics and Public Policy, University of Stirling)

 

Nội dung

“Ý tưởng” là những niềm tin được phát triển và được sử dụng để thấu hiểu cũng như giải thích thế giới. Một số niềm tin ăn sâu vào tâm thức của chúng ta đến nỗi ta thường thừa nhận chúng. Số còn lại dễ thấy hơn, đó là niềm tin của chúng ta về những vấn đề chính sách và chính niềm tin này cho phép chúng ta biện luận về một giải pháp nào đó. Thực tế, nghĩa ban đầu của “giải pháp chính sách” gần như đồng nghĩa với “Tôi có một ý tưởng”. Kingdon đã thể hiện hai tầng nghĩa của “ý tưởng” bằng cách tự hỏi làm thế nào để những giải pháp chính sách được chính phủ hoặc các hệ thống chính trị rộng lớn hơn chấp nhận. Theo ông, hiểu cụm từ “một ý tưởng hợp thời” nghĩa là “một cơn lốc quét qua đời sống chính trị và xã hội của chúng ta, dẹp sạch mọi thứ trên đường đi của nó” là những quan điểm sai lầm bởi vì nó đã bỏ qua những điều kiện cần để một thay đổi một chính sách. Có 03 điều kiện cần và chúng cần được thỏa mãn đồng thời, đó là:

 

- Dòng vấn đề thời sự - sự thiếu quan tâm thường xuyên đến một vấn đề chính sách: Vấn đề là các chủ đề chính sách cần phải quan tâm. Không có tiêu chí để xác định loại vấn đề nào đáng quan tâm và sự nhận thức về vấn đề có thể thay đổi rất nhanh. Các vấn đề thu hút sự quan tâm phụ thuộc vào việc chúng được “đóng khung” hay định nghĩa bởi những người cạnh tranh nhau nhằm lôi kéo sự chú ý bằng cách sử dụng bằng chứng để chỉ ra sự bấp bênh và thuyết phục để giải quyết sự nhập nhằng. Trong một số trường hợp, các vấn đề trở nên thời sự chỉ vì một cuộc khủng hoảng hay thay đổi phạm vi của vấn đề. Có rất ít vấn đề gây được chú ý của nhà hoạch định chính sách. Thu hút chú ý là việc làm cần thiết và cấp bách. Có thể làm được điều này bằng cách trình bày một giải pháp đã được cân nhắc cẩn thận.

 

- Dòng chính sách – giải pháp có sẵn cho vấn đề. Trong khi sự chú ý của nhà hoạch định chính sách chuyển rất nhanh từ vấn đề này sang vấn đề khác, những giải pháp khả thi liên quan đến thay đổi chính sách lớn lại cần thời gian để phát triển. Kingdon mô tả các ý tưởng giống như một “món soup chưa nhừ”, được phát triển khi một người đề xuất và được xem xét cũng như điều chỉnh bởi rất nhiều người khác cùng chung ý tưởng (là những người có thể được “thuyết phục (nhừ dần)” bởi các ý tưởng mới). Để giải quyết sự bất cập giữa thời gian chú ý rất ngắn với thời gian phát triển chính sách rất dài, người ta đã phát triển một giải pháp được chấp nhận bởi số đông rồi sau đó tìm thời cơ thích hợp để khai thác hay khuyến khích sự chú ý đến một vấn đề có liên quan.

 

- Dòng chính trị - nhà hoạch định chính sách có động cơ và cơ hội để chuyển giải pháp thành chính chính sách. Các nhà hoạch định chính sách phải chú ý đến vấn đề và tiếp thu giải pháp được đưa ra. Họ có thể đưa ra quan điểm của mình về “tình hình quốc gia” và các phản hồi mà họ nhận được từ các nhóm quan tâm và đảng phái chính trị. Trong một số trường hợp, chỉ có xáo động nội các mới đủ để tạo ra động lục này.

 

Kingdon đã lấy ý tưởng từ mô hình “thùng rác” về hoạch định chính sách trong một tổ chức của Cohen và cộng sự. Mô hình này đối lập với hoạch định chính sách “hợp lý” – đó là mô hình mà nhà hoạch định chính sách xác định vấn đề (hoặc mục đích của họ), đưa ra một phân tích quan liêu để tạo ra nhiều giải pháp (hoặc con đường) để đạt được các mục đích này và chọn một giải pháp tốt nhất trong số đó. Thay vao đó, trong mô hình “thùng rác”, mục đích và các vấn đề chính sách khá mơ hồ và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu các vấn đề một cách quan liêu và tạo ra giải pháp khả thi thật nhanh. Đôi khi người ta chờ thời cơ để đưa ra các giải pháp mà họ đã chuẩn bị sẵn. Đôi khi nhà hoạch định chính sách không có mục đích nào cả mà chỉ ra vẻ bận rộn và quyết đoán. Vì vậy, Cohen và cộng sự cho rằng việc xác định vấn đề, xây dựng giải pháp và lựa chọn giải pháp “khá độc lập với nhau. Thùng rác là một đống các vấn đề, giải pháp và lựa chọn hổ lốn.

 

Kingdon đã áp dụng lập luận này vào hệ thống chính trị của Mỹ, vốn tồn tại mấy vấn đề nổi cộm sau: liên quan đến nhiều người với nhiều quan điểm và mục đích khác nhau; và một số nhà hành động (Tổng thống chẳng hạn) có thể đưa ra vấn đề trước công chúng cũng như đưa nó vào chương trình hoạt động của chính phủ nhưng không tạo ra giải pháp. Bởi vìa các nhà hoạt động chính sách không có thời gian để làm những việc cụ thể, lặt vặt nên những công việc này được giao cho cấp dưới. Cấp dưới này có nhiệm vụ cân nhắc ý tưởng và tạo ra giải pháp chính sách. Nhóm này phải tạo ra những giải pháp lâu dài và phải nỗ lực thu hút sự chú ý của nhà hoạch định chính sách. Do đó, rất khó dự đoán những thay đổi lớn về chính sách bởi vì nó đòi hỏi (1) sự chú ý cao độ và kéo dài, (2) một giải pháp có thể chấp nhận được và (3) một số thỏa hiệp trong hệ thống chính trị. Nhận thức về tính thiếu thường xuyên và khó dự đoán có thể ảnh hưởng đến hành vi: khi một đạo luật quan trọng và mới sắp được thông qua thì sẽ có nhiều người quan tâm và hình thành nên một phong trào ủng hộ một ý tưởng nào đó. Khi đó sẽ có thêm nhiều ý tưởng được thêm vào thùng rác và khiến cho bản chất hỗn độn của chính trị càng bộc lộ rõ ra.

 

Nghiên cứu của Kingdon được phát triển từ các nghiên cứu trường hợp về hoạch định chính sách của Liên bang Mỹ. So với Khung liên minh vận động ACF (Advocacy Coalition Framework) và thuyết Cân bằng ngắt quãng (punctuated equilibrium), nghiên cứu của Kingdon ít được áp dụng hoặc ít được áp dụng một cách có hệ thống ở các nước khác. Tuy nhiên, ta vẫn có thể so sánh sự bừa bãi trong hoạch định chính sách giữa Mỹ và EU khi mà Zahariadis đã chỉ ra giá trị so sánh của phân tích đa dòng trong xác định những trải nghiệm khác biệt ở các nước như Châu Âu, Pháp và Đức. Chúng ta có thể xác định những nhân tố “phổ biến” trong quá trình thiết lập chương trình nghị sự như sau:

 

- Sự nhập nhằng (có quá nhiều cách để định khuôn cho bất cứ vấn đề chính sách nào);

 

- Cạnh tranh nhằm thu hút sự chú ý (có rất ít vấn đề được đặt lên bàn nghị sự);

 

- Quá trình chọn lựa còn thiếu sót (thu thập thông tin mới khó khăn và vận dụng các thông tin này);

 

- Thời gian hạn hẹp (khiến cho người ta phải đưa ra quyết định lựa chọn trước khi hiểu được mình muốn gì);

 

- Xa rời khỏi “sự hợp lí” cũng như quá trình ra quyết định tuyến tính (xác định vấn đề - hình thành giải pháp và ra quyết định).

 

- “Thỏa hiệp”, bởi vì một số vấn đề cần thời gian để chính phụ hoặc hệ thống chính trị chấp nhận.

 

Amie Nguyen (dịch)

Zalo

Quên mật khẩu?

Chọn đăng ký là bạn đã đồng ý với các điều khoản dịch vụ của TGROUP.

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Trở về đăng nhập

Đóng

Đóng
Đóng