Khoa học du lịch

Nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố thực thi tác động lên sự đồng thuận chính sách du lịch bền vững

Nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố thực thi tác động lên sự đồng thuận chính sách du lịch bền vững

- Tourism Science -

 

지속가능한 관광정책의 집행요인이 지역관광사업자의 정책수용에 미치는 영향: 

베트남의 ESRT 지원 민박사업 프로그램을 대상으로

 

The Influence of Sustainable Tourism Policy Implementation Factors on Local Operators’ Policy Acceptance: 

Focusing on the Vietnam Homestay Operation Program Supported by the ESRT

 

(Nguyen Minh Tan, 2018)

 

Trích dẫn hoàn chỉnh

 

민탄 (2018). 지속가능한 관광정책의 집행요인이 지역관광사업자의 정책수용에 미치는 영향: 베트남의 ESRT 지원 민박사업 프로그램을 대상으로. 한양대학교 대학원, 석사학위논문.

 

Địa chỉ truy cập

Click here!

 

Từ khóa

- Chính sách du lịch bền vững, Các yếu tố thi hành chính sách, Sự đồng thuận chính sách của doanh nghiệp du lịch, Chương trình hỗ trợ ESRT

 

Tóm tắt (tạm dịch):

 

Theo xu hướng thế kỉ 21, phát triển bền vững được quan tâm đặc biệt. Từ đó, lý thuyết đã được hoàn thiện dần trong lĩnh vực vừa được nhắc đến cũng như trong phát triển khu vực và du lịch một cách bền vững. Từ đầu những năm 1990, khái niệm du lịch bền vững, với nghĩa là việc quản lý tổng thể việc sử dụng các nguồn tài nguyên địa phương sao cho không vượt quá sức chịu đựng của các điểm du lịch nhằm bảo tồn văn hóa và môi trường địa phương, cũng như nhằm duy trì và phát triển sự hài lòng của cả khách du lịch và người dân địa phương, đã trở thành một mục tiêu mong đợi.)

 

Nghiên cứu này nhằm mục đích tổng hợp khung lí thuyết có liên quan đến những vấn đề xã hội thuộc định hướng nghiên cứu của khoa học xã hội. Một nỗ lực đã được thực hiện nhằm khái quát hóa lí thuyết sau khi tổng quan các nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa các yếu tố thực thi chính sách và đồng thuận chính sách, thường được nghiên cứu trong những nghiên cứu trước đây. Sau đó, lí thuyết đã khái quát hóa được kiểm chứng lại cho chính sách du lịch bền vững.

 

Nghiên cứu này tập trung vào chương trình ESRT hỗ trợ cơ sở lưu trú tại nhà dân của Việt Nam, việc phân tích tác động của các yếu tố thực thi chính sách đối với việc đồng thuận chính sách của các nhà khai thác du lịch địa phương chính là mục đích của bài nghiên cứu này. Từ năm 2010 nhờ sự hỗ trợ của EU thông qua chương trình ESRT, chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số chính sách liên quan đến du lịch bền vững.

 

Tuy nhiên, Ở Việt Nam rất khó để tối ưu hóa việc thực hiện chính sách thành công. Đối tượng thực thi chính sách du lịch bền vững là các doanh nghiệp du lịch địa phương. Có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp này không đồng thuận với một chính sách do sự bóp méo ý nghĩa ban đầu của chính sách đó. Sự bóp méo là kết quả của sự thiếu quan tâm đến chính sách đó của các doanh nghiệp và mong muốn kinh doanh theo cách riêng của mình. Do đó, đảm bảo sự đồng thuận chính sách từ các doanh nghiệp du lịch địa phương ở giai đoạn thực thi là nhân tố cốt lõi trong thực thi thành công và các kết quả của chính sách đó.

 

Vì mục đích này, căn cứ vào việc tổng quan tài liệu, một mô hình tiếp cận tổng hợp đã được sử dụng để mô tả các nhân tố cấu thành nên nhân tố thực thi chính sách. Các nhân tố này bao gồm hoàn cảnh thực thi, nội dung chính sách và tổ chức thực thi. Bên cạnh đó, một mô hình cấu trúc về quan hệ giữa các yếu tố thực thi chính sách và yếu tố đồng thuận chính sách cũng được thiết lập.

 

Để phân tích thực nghiệm mô hình nghiên cứu đã được thiết lập này, một khảo sát bằng bảng hỏi dành cho chủ các cơ sở lưu trú du lịch tại nhà dân của địa phương, là những người trực tiếp thi hành chính sách, tại tỉnh Lâm Đồng của Việt Nam đã được tiến hành. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phân tích hồi quy đa biến để xác minh mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Sau đó, phân tích hồi quy có tính phân cấp đã được tiến hành để xác định ý nghĩa thống kê tương đối của các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận chính sách giữa các nhà khai thác du lịch địa phương).

 

Các kết quả phân tích thực nghiệm chỉ ra rằng, đầu tiên, trong số tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến thi hành chính sách duy lịch bền vững, nhân tố mục tiêu chính sách, nhân tố nội dung chương trình, nhân tố năng lực công chức và nhân tố hỗ trợ quốc tế có ảnh hưởng đáng kể đến sự đồng thuận chính sách của các doanh nghiệp địa phương. Thứ hai, phân tích hồi quy phân cấp theo thứ bậc xác thực thấy các mục tiêu của chính sách có ảnh hưởng lớn nhất, trong khi yếu tố về sự hỗ trợ của quốc tế lại tương đối nhỏ. Thứ ba, thông qua việc phân tích riêng lẻ từng yếu tố thực thi chính sách thì kết quả như sau, yếu tố môi trường thi hành chính sách gồm yếu tố môi trường chung, yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch, yếu tố sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế; yếu tố nội dung chính sách bao gồm các mục tiêu chính sách và các yếu tố nội dung chương trình chính sách; yếu tố tổ chức thi hành gồm yếu tố năng lực của cơ quan, yếu tố nguồn lực tài nguyên thi hành, và yếu tố năng lực của công chức, đều có ảnh hưởng tích cực đến việc đồng thuận chính sách của các công ty du lịch địa phương. Một lần nữa, những kết quả này có thể khẳng định các yếu tố nội dung chính sách là yếu tố quan trọng nhất để tăng cường đồng thuận chính sách du lịch bền vững.

 

Thông qua nghiên cứu này, về khía cạnh lý thuyết mang lại kết quả sau, mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố thi hành chính sách và yếu tố sự đồng thuận chính sách được thiết kế thông qua phương pháp tiếp cận tổng hợp. Các kết quả của phân tích thực nghiệm chứng minh tính hữu dụng của mô hình phân tích này phản ánh các đặc điểm của chính sách du lịch bền vững. Bằng cách sử dụng mô hình tích hợp, nghiên cứu này đã thoát khỏi những mô hình nghiên cứu truyền thống trước đó, bao gồm mô hình từ trên xuống và mô hình từ dưới lên. Nghiên cứu này nhằm vào việc phân tích các yếu tố môi trường thực thi, nội dung chính sách và các yếu tố tổ chức thực thi. Ngoài ra, không giống như các nghiên cứu thực thi chính sách chung, nghiên cứu này đã thử nghiệm và phân tích các đặc điểm đặc trưng của các chính sách du lịch bền vững.

 

Nghiên cứu này đưa ra một vài khuyến nghị. Đầu tiên, để đảm bảo độ đồng thuận chính sách từ các nhà khai thác du lịch địa phương, các nhà hoạch định chính sách phải thiết kế một chính sách sao cho nội dung của nó rõ ràng. Ngoài ra, mục tiêu của chính sách phải chính xác và có tính khả thi. Hơn nữa, nhà hoạch định chính sách phải cung cấp các quy định hợp lý mà những quy định này tăng cường hiệu quả việc thực thi chính sách. Thứ hai, về yếu tố tổ chức điều hành, năng lực của các công nhân viên chức là yếu tố quan trọng nhất, họ cần phải trau dồi năng lực nghiệp vụ, say mê tận tụy công việc, nâng cao năng lực tương tác, có ý chí phát triển và sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Cuối cùng, trong yếu tố môi trường thực thi chính sách, chính phủ cần chú ý quan tâm đến sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, ngoài ra cũng cần quan tâm và hỗ trợ đầy đủ cho môi trường nói chung như các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, pháp lý và thể chế của địa phương.

 

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có giới hạn về đối tượng nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn của bài nghiên cứu này giới hạn là chủ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú tại nhà dân tại tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, tuy nhiên đối tượng khảo sát ở mỗi địa phương khác nhau có thể có những thái độ về chính sách khác nhau, vì vậy có thể cần mở rộng thêm địa phương khảo sát. Thứ hai, các nghiên cứu trước đây về nghiên cứu sự thực thi chính sách du lịch còn thiếu và hạn chế, chính vì vậy sự đối chiếu so sánh với các mô hình nghiên cứu liên quan còn hạn chế.

 

Chính vì vậy, để hỗ trợ hiệu quả hơn cho các lập luận này, kỳ vọng các nghiên cứu thực nghiệm đa dạng tiếp theo sẽ sẽ tiếp tục được thực hiện nhằm duy trì phát triển tính lý thuyết về mô hình cấu trúc quan hệ giữa yếu tố thi hành chính sách và sự đồng thuận chính sách của các chính sách du lịch bền vững.

 

Mintyni (민탄)

Zalo

Quên mật khẩu?

Chọn đăng ký là bạn đã đồng ý với các điều khoản dịch vụ của TGROUP.

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Trở về đăng nhập

Đóng

Đóng
Đóng