Khoa học du lịch

OPEN DATA: Họ đã làm thế nào có thể khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu mở này?

OPEN DATA: Họ đã làm thế nào có thể khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu mở này?

Thực trạng thói quen mua hàng điện tử, sự di chuyển đi lại, đám đông, xu hướng giải trí,… Các thông tin về dữ liệu lớn (Big data) vẫn đang được tiếp tục cập nhật ngày càng nhiều và thường xuyên. Các thông tin này sẽ được gọi là dữ liệu mở (open data) khi tất cả chúng được công khai và có thể truy cập bởi bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào. Ở các thành phố lớn trên thế giới, những dữ liệu này cung cấp cơ hội để cải thiện hiệu quả năng suất và sự sáng tạo của các cơ quan thẩm quyền sở hữu những dữ liệu này và các công ty, các tổ chức có khả năng sử dụng chúng.

 

Mặc dù big data được phát hiện và bắt đầu một cách hết sức tự nhiên, nhưng sự thật là ngày càng nhiều chính phủ, thành phố và doanh nghiệp đang tham gia vào xu hướng dữ liệu mở. Đặc biệt vì lợi ích (và giá trị) của của việc chia sẻ dữ liệu ngày càng được xác định rõ ràng. Các chương trình và chính sách dữ liệu mở có thể giúp ích rất nhiều đến các thành phố, khiến chúng trở nên có hiệu quả, bền vững, thịnh vượng hơn và dễ tiếp nhận các nhu cầu của công dân, cũng như khiến các giao dịch trở nên minh bạch hơn.

 

Ảnh: Internet

 

Từ phòng chống thiên tai đến tiết kiệm ngân sách

 

Nhưng, làm thế nào mà tất cả dữ liệu đó có thể được sử dụng để cải thiện thành phố? Có rất nhiều minh chứng về việc áp dụng dữ liệu mở thành công và trong các lĩnh vực rất khác nhau.

 

Ví dụ, ở Nepal, dữ liệu về trường học và cơ sở y tế đã được sử dụng để tạo ra các bản đồ về các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai. Sau đó sử dụng nguồn dữ liệu này để khắc phục, phòng chống tại các khu vực nguy hiểm.

 

Một trường hợp khác là ở các cơ quan chính phủ của Vương quốc Anh. Chính quyền mỗi địa phương có cách quản lý chi tiêu ngân sách khác nhau, với việc sử dụng và tham chiếu chéo các dữ liệu mở này, họ nhận ra nơi nào có sự trùng lặp trong chi tiêu bất hợp lý, để kịp thời ngăn chặn và kết quả là tiết kiệm được ngân sách chung của nhà nước.

 

Ngoài ra, dự án Baltimore Open Air đã thu được dữ liệu về chất lượng không khí thông qua các cảm biến có tên là WeatherCubes. Những dữ liệu này được sử dụng để theo dõi các biến số khí hậu nhất định (như nhiệt độ, độ ẩm, ozone và nitơ dioxide) để giảm ô nhiễm không khí.

 

Ảnh: Internet

 

Hỗ trợ sự thuận tiện cho người dân

 

Dữ liệu mở cũng giúp cải thiện sự tham gia của công dân và ý thức cộng đồng. Ví dụ, Mexico có dự án "Cải thiện trường học của bạn". Được tài trợ bởi Viện Năng lực cạnh tranh Mexico (IMCO), đây là một nền tảng cung cấp thông tin về kết quả học tập, được thiết kế giúp phụ huynh tham khảo và đưa ra lựa chọn tốt nhất cho con mình. Ứng dụng này cũng cho phép phụ huynh yêu cầu chất lượng giáo dục tốt hơn và cung cấp cho họ các công cụ để tham gia vào việc giáo dục con cái.

 

Uruguay có sáng kiến ​​A Tu Servicio (Dịch vụ của chính bạn), trao quyền cho công dân đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu về chăm sóc sức khỏe của bản thân. Vào mỗi tháng hai, các công dân có thể tự quyết định là mình nên thay đổi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình hay không. Bên cạnh đó hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng cũng đưa ra các yếu tố khác nhau, phần nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của người dân như: địa điểm của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, số lượng bác sĩ và y khoa có sẵn, giờ mở cửa,...

 

Các tiêu chuẩn dành cho dữ liệu mở của thành phố

 

Xu hướng dữ liệu mở này ở các thành phố mạnh mẽ đến mức Hội đồng Thế giới về Dữ liệu Thành phố (WCCD) đã được tạo ra. Mục tiêu của các thành phố trở thành một phần của tổ chức này là cải thiện dịch vụ và chất lượng cuộc sống ở các thành phố nhờ những dữ liệu mở. Ví dụ, Barcelona, một trong những thành phố là thành viên của tổ chức này, nhờ vào cổng thông tin dữ liệu mở, Barcelona được coi là thành viên Bạch kim của tổ chức.

 

Ngoài ra còn có một tiêu chuẩn quốc tế ISO 37120 là chứng nhận sự phát triển bền vững của các thành phố.

 

Quy định này được công bố vào tháng 5 năm 2014 và đó là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về dữ liệu thành phố. Tiêu chuẩn quốc tế mới này được phát triển bằng cách sử dụng khuôn khổ của Cơ sở chỉ số thành phố toàn cầu, đã được thử nghiệm tại hơn 250 thành phố trên toàn thế giới. ISO 37120 là định nghĩa và phương pháp luận để chỉ đạo và đo lường hiệu suất của các dịch vụ thành phố cũng như chất lượng cuộc sống của thành phố đó.

 

Tiêu chuẩn bao gồm một bộ hoàn chỉnh gồm 100 chỉ số, trong đó 46 chỉ số cơ bản và dùng để đo lường hiệu quả xã hội, kinh tế và môi trường của một thành phố.

 

Ảnh: Internet

 

Các chỉ số được phân loại làm 17 yếu tố về dịch vụ thành phố và chất lượng cuộc sống: kinh tế, giáo dục, năng lượng, môi trường, tài chính, ứng phó với tình huống khẩn cấp, chính phủ, y tế, giải trí, an toàn, người tị nạn, chất thải, viễn thông và đổi mới, giao thông, thiết kế đô thị, hiệu quả năng lượng và nước.

 

Nhờ sự hợp tác công tư, việc quản lý các dữ liệu mở này và xử lý hiệu quả chúng, có thể giúp các lãnh đạo thành phố quản lý, đưa ra quyết định sáng suốt thông qua phân tích dữ liệu từ một điểm tham chiếu khách quan. Mục đích là để chính quyền thành phố đầu tư tốt hơn và những dữ liệu này cũng cho phép các kế hoạch và khuôn khổ được soạn thảo nhằm thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững.

 

Nguồn: Tham khảo https://www.smartcitylab.com/blog/governance-finance/open-data-how-can-they-improve-citizen-engagement-and-the-economy/

Ads

Telefonica và MediaPro ra mắt Du lịch thực tế tăng cường 5G với cửa sổ xe buýt AR

 

Cùng TGROUP tìm hiểu về Thành phố thông minh - Xu hướng phát triển trên thế giới

 

Tìm hiểu trí tuệ nhân tạo AI và các ứng dụng của nó

 

INTERNET OF THINGS (IoT) – KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ MỚI

Zalo

Quên mật khẩu?

Chọn đăng ký là bạn đã đồng ý với các điều khoản dịch vụ của TGROUP.

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Trở về đăng nhập

Đóng

Đóng
Đóng