Khoa học du lịch
VR - Virtual Reality (Thực tế ảo) là thuật ngữ chỉ môi trường được con người tạo ra gọi là môi trường giả lập bởi con người. Các môi trường giả lập này được thiết kế thông qua việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng, được hiển thị qua màn hình máy tính hoặc các mẫu kính thực tế ảo để đem lại trải nghiệm chân thực cho người xem như họ đang thực sự ở trong khoảng không gian đó. Thực tế ảo còn có thể được hiểu là sự kết hợp của hai khái niệm “Thực tế” và “Ảo”. Thực tế là những thứ mà con người trải nghiệm trong thế giới thật, “Ảo” là những thứ được tạo ra do trí tưởng tượng. Từ đó có thể thấy, thực tế ảo là trải nghiệm cảm giác gần giống ở thế giới thực nhưng ở không gian đa chiều được tạo bởi máy tính. Ngoài việc tương tác với người dùng bằng hình ảnh ảo, công nghệ thực tế ảo (VR) còn tương tác qua thính giác, khứu giác và xúc giác của người dùng.
Công nghệ thực tế ảo vốn đã được nhen nhóm phát triển từ những năm 1990, nhưng hầu hết các dự án VR thời gian đó đều thất bại vì các lý do như: chi phí đắt đỏ, sức xử lý của máy tính chưa mạnh, cộng đồng người dùng chưa có nhiều và cuối cùng là trải nghiệm chưa thực sự tốt. Khoảng hai năm trở lại đây, công nghệ thực tế ảo mới được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi. Hệ thống của một công nghệ thực tế ảo bao gồm 2 thành phần chính: phần mềm và phần cứng.
Ảnh: Internet
AR là viết tắt của cụm từ Augmented Reality (thực tế tăng cường), đây là sự kết hợp của những hình ảnh thực tế hiện hữu xung quanh bạn với thông tin ảo mà hoàn toàn không tách biệt thế giới thực và thế giới ảo như VR. AR giúp những hình ảnh thực tế mà bạn đang xem trở nên phong phú và đa dạng hơn với các hình ảnh ảo. Công nghệ AR sẽ bổ sung những chi tiết ảo được tạo ra nhờ máy tính hoặc smartphone. Người dùng có thể thỏa sức tương tác với những nội dung ảo ngay trong thế giới thực như: chạm, nắm bắt,... Bạn có thể thấy một ví dụ điển hình của công nghệ AR được ứng dụng trong trò chơi Pokemon Go. Đây là một trò chơi, chứng tỏ nó là yếu tố ảo, tuy nhiên, bạn vẫn có thể di chuyển trong thế giới thực của mình, từ các con phố, văn phòng hoặc tại nhà mình,... mà vẫn có thể tham gia bắt những con Pokemon về bằng cách tương tác trên màn hình smartphone. Một ví dụ nữa là AR được ứng dụng tại một số cửa hàng thời trang, có một màn hình cho phép khách hàng có thể lựa chọn để thử những mẫu quần áo có trong cửa hàng và quan sát quần áo được mặc lên cơ thể trực tiếp trên màn hình mà không cần phải vào phòng thay đồ truyền thống.
AR là một kĩ thuật dùng để khuếch trương thế giới hiện thực bằng cách nhân đôi thông tin thị giác vào thế giới hiện thực. Trong khi VR đưa đến một thế giới mô phỏng hoàn toàn tách rời với thế giới thực tại, thì AR chỉ mở rộng thêm vào thế giới thực.
Thực tế ảo tăng cường là những hình ảnh trong thực tế mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên những hình ảnh này được tăng cường hoặc bổ sung thêm các thông tin ảo. Có thể coi VR là thế giới hoàn toàn ảo được tạo ra bởi máy tính, còn AR là thế giới thực được tăng cường thêm các hình ảnh hoặc các thông tin ảo bổ sung.
Ảnh: Internet
MR (Mixed reality) còn được gọi với cái tên hybrid reality (thực tại lai) là thế giới được pha trộn giữa thực tại và thế giới ảo mà trong đó các chủ thể thực và chủ thể ảo đều tồn tại và tương tác với nhau theo thời gian thực. MR là một kết hợp giữa hai loại công nghệ VR và AR. Trong thế giới của MR, những thứ của thế giới thực và thế giới ảo sẽ có ảnh hưởng tương tác lẫn nhau. Nói một cách ngắn gọn, đây là loại công nghệ nắm giữ thông tin của thế giới thực trong thế giới ảo, tạo nên một thế giới dung hòa cả hiện thực lẫn giả tưởng.
Công nghệ pha trộn thực tế ảo nó tương tự như AR, tuy nhiên không chỉ đơn điệu với các hình ảnh đồ họa hay văn bản trên nền thực tế thì công nghệ này tập trung vào các hệ thống, mang tính liên kết để tạo ra một môi trường xung quanh đầy những tiện ích như những cú điện thoại SKYPE hay sử dụng Microsoft Hololens để kết nối mọi nội dung đa phương tiện và cũng có thể kết hợp giải trí.
Lấy ví dụ thế này cho dễ hiểu, nếu AR hiển thị được chú Pikachu trên sàn nhà, thì MR cho phép chú Pikachu đó có hiệu ứng đổ bóng đúng theo ánh sáng ngoài trời. Quay đi chỗ khác chú Pikachu có thể chạy theo hoặc biến mất khỏi tầm mắt, và nếu có vật cản thật ở giữa kính và mô hình 3D, chú Pikachu sẽ bị che khuất.
Ảnh: Internet
RR (Real Reality) là cụm từ chỉ cuộc sống thực chứ không có công nghệ. Như ta có thể thấy hiện nay trong cuộc sống thực thì công nghệ dường như đang trở thành thứ không thể thiếu.
Ảnh: Internet
XR - Extended Reality (Thực tế ảo mở rộng) là một thuật ngữ mới được đưa vào từ điển công nghệ. Cho đến nay, chỉ một số ít người biết về thực tế ảo mở rộng. Thực tế ảo mở rộng đề cập đến tất cả các môi trường kết hợp giữa thực và ảo cùng với các tương tác giữa người và máy được tạo ra bởi công nghệ máy tính và các loại kính thực tế ảo. Thực tế ảo mở rộng bao gồm tất cả các loại hình thực tế ảo như: thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), thực tế hỗn hợp (MR). Nó đề cập đến công nghệ IT đan xen giữa thực tế và thực tế ảo (không gian game, video CG.) thông qua máy tính, headphone, vv ... Các kĩ thuật như SR, AVR cũng có thể làm được điều này, và xR chính là cách gọi chung cho những kĩ thuật như vậy. Nói cách khác, bạn có thể hiểu XR có thể là một chiếc ô chứa cả ba hình thức thực tế ảo kia.
Kỷ nguyên hiện đại khởi đầu tràn đầy hấp dẫn và truyền cảm hứng sáng tạo, theo đó mọi người đều có khả năng trải nghiệm và mở rộng năng lực khám phá thực tiễn nhờ kết hợp phương tiện nền tảng công nghệ vật lý và ảo hóa. Một công nghệ tiên tiến chính là Extended Reality (XR) “Công Nghệ Thực Tế Ảo Mở Rộng” có thể đáp ứng được nhu cầu này. Đây là công nghệ kết hợp thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường và các công nghệ hiện đại mới được phát triển, gắn kết và thu hút người dùng ở các cấp độ sâu rộng hơn, có ý nghĩa hơn. Qua đó tạo ra những cách hoàn toàn mới để mọi người trải nghiệm thế giới xung quanh.
Ảnh: Internet
Tương lai, với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo AI, ranh giới giữa AR, VR, MR hay gần đây nhất XR sẽ không còn mơ hồ với tất cả chúng ta. TGROUP cũng đã và đang nghiên cứu cùng cố gắng thực hiện mong muốn đưa công nghệ XR áp dụng vào cuộc sống người dân Việt Nam hiện nay, nên các bạn hãy cùng theo dõi và đợi tin vui từ TGROUP trong tương lai nha!
Công nghệ đang thay đổi ngành du lịch như thế nào?
Nhà điều hành dịch vụ cổng thông tin web hàng đầu của Hàn Quốc Naver đã đầu tư chiến lược 10 tỷ won (8,6 triệu đô la) vào Jeongyookgak, một cửa hàng bán thịt trực tuyến nổi tiếng với việc bán thịt lợn đã giết mổ trong ba hoặc bốn ngày. Khoản đầu tư này nhằm tăng cường khả năng phân phối hàng tươi sống của startup.
Thủ đô Seoul sẽ cho ra mắt bảo tàng khoa học được mang tên là "Bảo tàng Robot & Trí tuệ nhân tạo Seoul" (Seoul RAIM: Seoul Robot & AI Museum) vào năm 2023 tại khu vực 1-25 Chang-dong, Dobong-gu.
Phát triển Smartourism du lịch ngày càng tiện lợi và thông minh là mục tiêu và phương châm mà nhiều doanh nghiệp hướng đến. Đó không chỉ là bước phát triển mang tính bền vững mà còn là tiền đề để nâng cao tiềm năng du lịch. Vì vậy, hôm nay hãy cùng TGROUP nghiên cứu về 10 cách để giúp các điểm đến, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện sứ mệnh phát triển du lịch thông minh, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành du lịch.
Mục đích cuối cùng của du lịch thông minh là nâng cao hiệu quả quản lí tài nguyên, đa dạng hóa khả năng cạnh tranh và tăng cường tính bền vững thông qua việc sử dụng các đổi mới công nghệ vào thực tiễn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các cách thức triển khai du lịch thông minh Smartourism đã trở thành mối quan tâm hàng đầu hiện nay đối với nhiều doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao thu hút du khách.
Mọi tiến bộ công nghệ đều đi kèm với những kỳ vọng và thách thức. Thực tế ảo trong du lịch cũng vậy, có rất nhiều kỳ vọng về khả năng của VR ứng dụng trong du lịch, tuy nhiên vẫn có những người lo lắng rằng thực tế ảo có thể sẽ thay thế mong muốn du lịch thực sự của du khách. Đánh giá một cách khách quan, vấn đề này hoàn toàn sẽ chẳng có nhiều ảnh hưởng lớn mà ngược lại, công nghệ VR sẽ còn đem đến mặt tích cực cho du lịch với 10 công dụng và lợi ích được liệt kê ngay sau đây.
Trong giai đoạn hiện nay, ngành công nghiệp du lịch chính thống đang phải trải qua một khoảng thời gian chững lại khá lâu do những chuyển biến phức tạp của đại dịch Covid 19, kéo theo đó, những người thích khám phá đến vùng đất mới đang phải tạm hoãn rất nhiều kết hoạch của họ. Để giải quyết tình trạng này, có nhiều phương pháp đang được nghiên cứu tiến hành, nổi bật trong số đó là cơ hội được tạo ra bởi việc nâng tầm chức năng của công nghệ thực tế ảo VR vào du lịch. Nhờ vậy ngay cả khi máy bay không thể xuất phát, khách sạn tiếp tục đóng cửa, vẫn có một số cách thay thế để trải nghiệm hành trình phiêu lưu đâu đó theo ý thích, thư giản tại những nơi bạn muốn đến từ lâu.
Công nghệ thực tế ảo làm điên đảo thế giới trong những năm gần đây, với kính VR đang trở thành một sản phẩm chủ đạo. Trong khi VR được áp dụng cho ngành công nghiệp trò chơi thì với những lĩnh vực khác, bao gồm cả ngành du lịch cũng đang dần nhận ra những tiềm năng mà công nghệ này mang lại với vai trò không chỉ như một sản phẩm tiếp thị mà còn hơn thế nữa. Chính vì vậy, việc hiểu thêm về VR sẽ ứng dụng như thế nào du lịch là một điều cần thiết.
Khoa học du lịch
Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.