Khoa học du lịch
Trí tuệ nhân tạo đang thúc đẩy một cuộc cách mạng công nghệ trong ngành du lịch, vì nó quản lý để giúp khách hàng cùng các công ty đơn giản hóa và phân khúc tất cả các quy trình thương mại, quản lý diễn ra trong quá trình đặt chuyến đi. Dưới đây là danh sách 4 ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành du lịch có tiềm năng sẽ đưa ngày thương mại du lịch phát triển hơn nữa trong tương lai.
1/ Chatbots
(Ảnh: internet)
Chatbots là một robot trả lời tự động, giúp trả lời các tin nhắn một cách nhanh chóng bằng các kịch bản cho trước. Ví dụ như trên phần trả lời tự động của các trang trong facebook messenger hoặc ở mục tư vấn trên các trang web. Ứng dụng của chatbots thực sự là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nhanh chóng mang đến sự hài lòng cho khách hàng vì thao tác nhanh gọn, đáp ứng được thắc mắc nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Ngày nay ngoài việc tham gia các cuộc trò chuyện tự động chatbots còn có thể thực hiện nhiệm vụ quản lí hoặc thậm chí là thực hiện các giao dịch. Vì luôn sẵn sàng mọi lúc mọi nơi cùng với sự hỗ trợ trên nhiều ngôn ngữ khác nhau mà chatbots hoàn toàn có thể trả lời ngay lập tức những truy vấn của khách hàng, xúc tiến việc xác nhận dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả.
(Ảnh: internet)
Một vài ứng dụng của chatbots trong ngành du lịch:
_Tư vấn sản phẩm dịch vụ: với nhiều khách hàng có ý định du lịch nhưng chưa biết phải đi đâu, hoặc đã xác định được điểm muốn đi nhưng chưa biết phải đi theo lịch trình nào thì với chatbots, chỉ cần dựa vào sở thích, nhu cầu của khách hàng là có thể đưa ra những gợi ý hay ho về lịch trình cùng ăn uống.
_Tìm và theo dõi chuyến bay: cho phép tìm kiếm, so sánh chuyến bay dựa trên giá cả và địa điểm, trực tiếp theo dõi chuyến bay về thời gian chờ khởi hành, giờ đáp cùng nhiều tiện ích khác
_Với chatbots bạn có thể thực hiện thanh toán một cách dễ dàng cho chuyến đi du lịch của mình bằng các cách xác thực đã được thiết lập sẵn
_Gợi ý địa điểm ăn uống: dựa vào các gợi ý của các chatbots của các nhà hàng mà không cần phải đắn đo suy nghĩ quá nhiều để lựa chọn một địa điểm dùng bữa phù hợp.
Bên cạnh đó, chatbots cũng mang lại nhiều hiệu quả trong mọi lĩnh vực đời sống ( Nguồn: medium)
2/ Recognition of images: nhận diện bằng hình ảnh (Sinh trắc học khuôn mặt)
(Ảnh: internet)
Ở một số nơi thì việc nhận diện bằng hình ảnh đã không còn quá xa lạ, tuy chưa được phổ biến ở hiện tại nhưng đây cũng được kì vọng là một ứng dụng sẽ phát triển và giúp ích nhiều cho ngành du lịch trong tương lai. Ví dụ khi vận dụng sinh trắc học nhận diện gương mặt, trước khi qua nghỉ ở khách sạn trên Vinpearl, khách hàng sẽ đến bến tàu, nhìn vào camera checkin tại bến và máy sẽ tự động nhận diện, lưu lại hình ảnh của hành khách và khuôn mặt của hành khách sẽ là thẻ để sử dụng tàu sang đảo. Trong tương lai, việc ứng dụng sinh trắc học khuôn mặt rộng rãi sẽ giúp ích rất nhiều trong vấn đề tiết kiệm thời gian, bỏ qua các thủ tục nhàm chán, tuy nhiên ứng dụng này hiện tại phần nhỏ cũng đang gây nên tranh cải về việc bảo vệ quyền riêng tư. (Nguồn: onlinetraveltechnology)
3/ Thực tế ảo (VR)-Thực tế tăng cường(AR)
(Ảnh: internet)
Thực tế ảo cho phép bạn chìm đắm hoàn toàn vào thế giới ảo, thực hiện những chuyến du lịch hoặc tham quan nhỏ bằng công nghệ ảo đến các địa điểm có thể cách xa ta cả nữa vòng trái đất chỉ trong phút chốc, đem đến nhiều trải nghiệm mới lạ và thú vị. Mặt khác, bạn cũng có thể đến thăm những cơ sở dịch vụ, khách sạn để tham khảo trước về không gian ở đó, giúp ta có nhận xét khách quan trước khi quyết định chuyến du lịch. Hơn thế nữa, còn được tham gia vào trải nghiệm những vùng đất hiểm trở như thám hiểm đến bãi biển đã bị mất ở Indonesia hoặc khám phá dãy Hymalaya hùng vĩ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các chuyến tham quan du lịch bằng công nghệ thực tế ảo tại đây.
Nhờ có công nghệ này, các công ty du lịch có thể thực hiện các chiến dịch tiếp thị thương mại bằng việc đưa ra những ví dụ trực tiếp, cận cảnh và thôi thúc sự tham gia của khách hàng. Trong tương lai, công nghệ này được dự đoán là sẽ phát triển và hoàn thiện hơn nữa và mặt khác, có thể đánh bại cả những chuyến trải nghiệm thực tế. (Nguồn: onlinetraveltechnology)
4/ Internet vạn vật (IoT) và tùy chỉnh nội dung
(Ảnh: internet)
IoT (Internet of Things) đề cập đến sự toàn năng ngày càng tăng của Internet trong những thứ chúng ta sử dụng hàng ngày và cách kết nối của các đối tượng này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. IoT tối ưu hóa hoạt động của các khách sạn, hãng hàng không và các công ty du lịch khác bằng cách kết nối các thiết bị, hệ thống và quy trình thông minh. Bằng cách tận dụng công nghệ IoT, ngành du lịch có thể đạt được hiệu quả cao hơn và trải nghiệm cá nhân hóa hơn cho khách.
(Ảnh: internet)
Trong tương lai, việc sử dụng công nghệ này có thể sẽ mở rộng đến giới hạn không thể tưởng tượng được, cách mạng hóa ngành du lịch. Nó không chỉ góp phần cải thiện dịch vụ khách hàng và tăng doanh thu, mà còn tạo điều kiện cho việc áp dụng các chính sách khách hàng thân thiết. (Nguồn: onlinetraveltechnology)
Ở trên là một vài ứng dụng khoa học đang được ứng dụng vào ngành du lịch và sẽ ngày càng phát triển vượt bậc hơn trong tương lai. Tuy nhiên để sử dụng và vận dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên công nghệ đó đòi hỏi những hiểu biết sâu rộng và bài bản, vì vậy việc đào tạo các chuyên gia cho ngày mai là một vấn đề cấp thiết hơn cả.
Thủ đô Seoul sẽ cho ra mắt bảo tàng khoa học được mang tên là "Bảo tàng Robot & Trí tuệ nhân tạo Seoul" (Seoul RAIM: Seoul Robot & AI Museum) vào năm 2023 tại khu vực 1-25 Chang-dong, Dobong-gu.
Phát triển Smartourism du lịch ngày càng tiện lợi và thông minh là mục tiêu và phương châm mà nhiều doanh nghiệp hướng đến. Đó không chỉ là bước phát triển mang tính bền vững mà còn là tiền đề để nâng cao tiềm năng du lịch. Vì vậy, hôm nay hãy cùng TGROUP nghiên cứu về 10 cách để giúp các điểm đến, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện sứ mệnh phát triển du lịch thông minh, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành du lịch.
Mục đích cuối cùng của du lịch thông minh là nâng cao hiệu quả quản lí tài nguyên, đa dạng hóa khả năng cạnh tranh và tăng cường tính bền vững thông qua việc sử dụng các đổi mới công nghệ vào thực tiễn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các cách thức triển khai du lịch thông minh Smartourism đã trở thành mối quan tâm hàng đầu hiện nay đối với nhiều doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao thu hút du khách.
Mọi tiến bộ công nghệ đều đi kèm với những kỳ vọng và thách thức. Thực tế ảo trong du lịch cũng vậy, có rất nhiều kỳ vọng về khả năng của VR ứng dụng trong du lịch, tuy nhiên vẫn có những người lo lắng rằng thực tế ảo có thể sẽ thay thế mong muốn du lịch thực sự của du khách. Đánh giá một cách khách quan, vấn đề này hoàn toàn sẽ chẳng có nhiều ảnh hưởng lớn mà ngược lại, công nghệ VR sẽ còn đem đến mặt tích cực cho du lịch với 10 công dụng và lợi ích được liệt kê ngay sau đây.
Trong giai đoạn hiện nay, ngành công nghiệp du lịch chính thống đang phải trải qua một khoảng thời gian chững lại khá lâu do những chuyển biến phức tạp của đại dịch Covid 19, kéo theo đó, những người thích khám phá đến vùng đất mới đang phải tạm hoãn rất nhiều kết hoạch của họ. Để giải quyết tình trạng này, có nhiều phương pháp đang được nghiên cứu tiến hành, nổi bật trong số đó là cơ hội được tạo ra bởi việc nâng tầm chức năng của công nghệ thực tế ảo VR vào du lịch. Nhờ vậy ngay cả khi máy bay không thể xuất phát, khách sạn tiếp tục đóng cửa, vẫn có một số cách thay thế để trải nghiệm hành trình phiêu lưu đâu đó theo ý thích, thư giản tại những nơi bạn muốn đến từ lâu.
Công nghệ thực tế ảo làm điên đảo thế giới trong những năm gần đây, với kính VR đang trở thành một sản phẩm chủ đạo. Trong khi VR được áp dụng cho ngành công nghiệp trò chơi thì với những lĩnh vực khác, bao gồm cả ngành du lịch cũng đang dần nhận ra những tiềm năng mà công nghệ này mang lại với vai trò không chỉ như một sản phẩm tiếp thị mà còn hơn thế nữa. Chính vì vậy, việc hiểu thêm về VR sẽ ứng dụng như thế nào du lịch là một điều cần thiết.
Là một trong số ít doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch lọt vào top 60 của sự kiện, TGROUP hy vọng không chỉ ở trong khuôn khổ của cuộc thi mà ở những giai đoạn lâu dài hơn nữa, dự án Smartourism sẽ dần hoàn thiện và mang lại một thói quen du lịch hoàn toàn mới đến với khách hàng, đề cao ý nghĩa, sự tự do và tiện lợi của một hành trình, đi kèm với vấn đề tiết kiệm, liên kết và phát triển đồng đều cùng các tiềm lực văn hóa ở từng địa phương cụ thể và trên toàn khu vực lãnh thổ Việt Nam.
Hệ thống gợi ý Recommender System là một hệ thống lọc thông tin để dự đoán về sở thích của người dùng đối với mặt hàng mặt họ quan tâm, sau đó đưa ra các đề xuất hợp lí có hiệu quả. Hình thức này được sử dụng để cung cấp các kiến nghị, gợi ý trên nhiều lĩnh vực như: YouTube giới thiệu video, Shopee & Tiki giới thiệu sản phẩm liên quan cần mua, Netflix đề xuất phim theo sở thích và Facebook để giới thiệu bạn bè quen biết cũng như các sản phẩm quảng cáo khác,v.v.
Khoa học du lịch
Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.