Khoa học du lịch

Thùng rác thông minh ở Seoul

Thùng rác thông minh ở Seoul

Ngày càng nhiều thành phố trên khắp thế giới tiến hành thử nghiệm các giải pháp quản lý chất thải thông minh mới với mục đích không chỉ cải thiện hiệu quả về tài nguyên, mà còn cả chi phí liên quan đến việc giữ sạch đường phố. Trong một số trường hợp, tự động hóa đang giúp giải quyết các vấn đề quá tải đi kèm với sự tích lũy của con người và các ngành công nghiệp.

 

Seoul là thủ đô, là thành phố lớn nhất ở Hàn Quốc, và cũng là siêu đô thị lớn nhất trong thế giới phát triển. Ví dụ điển hình về sự phát triển không ngừng của Seoul, thành phố thông minh này có 5 địa điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới và nhiều trung tâm mua sắm và văn hóa thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế.

 

 

 

 

Seoul Có khoảng 10,29 triệu người sống trong thành phố, nhưng nếu tính cả toàn bộ khu vực đô thị, dân số nơi đây vượt hơn 25,6 triệu người, chiếm một nửa dân số cả nước. Điều này khiến Seoul trở thành một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất thế giới, gần gấp đôi so với thành phố New York, cao gấp bốn lần so với Los Angeles và cao hơn tám lần so với Rome.

 

 

Cuộc sống về đêm ở Seoul cũng rất sôi động với rất nhiều người sau 10 giờ đêm. Chính vì vậy mà thùng rác trên khắp thành phố rất nhanh đầy vào mọi thời điểm trong ngày, việc này gây rất nhiều khó khăn trong việc giữ sạch đường phố. Trên thực tế, lượng rác thải sinh hoạt trung bình mỗi ngày được ước tính là 9.608 tấn (đây là những số liệu từ năm 2016).

 

 

 

 

Nhiều rác nhưng lại rất ít thùng rác

 

Ngoài khối lượng chất thải lớn phát sinh trong thành phố, Seoul còn có một vấn đề quan trọng khác trong việc xử lý chất thải này một cách chính xác đó là số lượng thùng rác công cộng không đủ cho người dân, điều này dẫn đến việc rác thải bị vứt đầy trên đường phố.

 

Công nhân vệ sinh, những người chịu trách nhiệm vệ sinh thành phố đã phải giải quyết vấn đề thu gom rác thường xuyên (từ bốn đến năm lần thu gom chất thải mỗi ngày là không đủ) và thực tế là các thùng rác bị quá tải và tràn ra ngoài. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định thu gom rác thải có thể không biết thùng rác có thực sự đã đầy hay chưa, trong khi nhân viên phải xử lý các chai nhựa và cốc giấy liên tục ở các thùng rác tái chế.

 

Một công ty địa phương, Ecube Labs, đã tìm ra giải pháp: một thùng rác sáng tạo có thể nén rác thải với một máy nén chạy bằng năng lượng mặt trời. Ý tưởng này xuất phát từ thói quen của người dân: thùng rác trong gia đình không bao giờ bị tràn ra ngoài, vì người ta dùng chân ấn xuống để nén rác lại. Và nếu điều đó được làm tại nhà thì tại sao không làm như vậy với các thùng rác trên đường phố?

 

 

 

 

Các tác dụng của nguồn năng lượng mặt trời

 

Công nghệ này cho phép các thùng rác chứa được chất thải nhiều hơn gấp bốn lần trước khi phải dọn sạch. Không giống như phương pháp thu gom chất thải và tái chế truyền thống, phương pháp này cho phép giám sát các thùng rác nhờ công nghệ IoT (Internet of Things), đã giúp thành phố Seoul giảm 83% chi phí thu gom chất thải và loại bỏ vấn đề thùng rác bị tràn. Công nghệ này cũng đã giúp giảm tần suất của việc thu gom chất thải xuống 66% và tỷ lệ tái chế tăng 46%.

 

Các thùng rác được vận hành nhờ năng lượng mặt trời, vì vậy  chúng có thể liên tục nén chất thải trong thùng. Điều này đã làm tăng công suất lên đến 700%, từ đó giảm 85% việc thu gom chất thải. Đảm bảo rằng các thùng sẽ chỉ được thu gom khi chúng đầy, do đó yêu cầu ít lượt thu gom hơn và cải thiện được lưu lượng giao thông trong thành phố. Kết quả là đường phố sạch hơn và an toàn hơn.

 

Việc giảm lưu lượng giao thông do các chuyến thu gom ít hơn đã giúp giảm lượng khí carbon dioxide và các khí thải khác. Và việc này cũng đã nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng năng lượng tái tạo. Hơn nữa, các thùng rác tái chế đã giúp giảm khoảng 10% việc sản xuất chất thải thực phẩm trong thủ đô. Một số thùng chứa chất thải thực phẩm cũng có chức năng đặc biệt là chuyển đổi chất thải hữu cơ thành phân trộn. Nguồn nguyên liệu này sau đó được sử dụng trong các khu vườn công cộng hoặc được tặng cho các trang trại.

 

Cuối cùng, nhờ sử dụng năng lượng mặt trời, những thùng rác này có thể tự sạc và thông báo lượng rác mà chúng hiện chứa bằng đường truyền điện tử; do đó, trạng thái rác trong thùng có thể được kiểm tra từ điện thoại di động.

 

 

Cài đặt cảm biến cho thùng rác truyền thống

 

Seoul đã lắp đặt 85 thùng rác được gắn cảm biến vào năm 2014 cho chất thải thông thường và có thể tái chế tại các khu vực đặc biệt đông dân cư của trung tâm thành phố. Là một giải pháp trung gian, do đó, không cần phải thay thế tất cả thùng rác trong thành phố, các cảm biến công suất đã được lắp đặt trên các thùng thông thường hiện có.

 

 

 

 

Chỉ trong ba tháng sử dụng các giải pháp quản lý chất thải thông minh, Seoul đã chứng kiến ​​những cải tiến to lớn trong vệ sinh công cộng. Kể từ khi lắp đặt các thùng rác này, lượng rác tràn ra từ các thùng đã giảm và ít rác được tìm thấy hơn trên đường phố. Hơn nữa, vì các thùng rác này có thể cung cấp thông tin về trạng thái và mức độ lấp đầy của chúng, đội dọn dẹp đã có thể tổ chức các chương trình thu gom chất thải hiệu quả hơn và thu gom các thùng rác tái chế trước khi các chai lọ được chất đầy trên các thùng.

 

 

Việc quản lý chất thải sáng tạo ở Seoul là một ví dụ được quan tâm và theo dõi bởi các thành phố lớn khác, chứng minh rằng ngay cả việc chỉ thực hiện một phần các giải pháp thông minh cũng có thể mang lại lợi ích đáng kể cho thành phố.

 

 

Nguồn tham khảo:  https://www.smartcitylab.com/blog/urban-environment/success-story-smart-litter-bins-in-seoul/

Ads

Telefonica và MediaPro ra mắt Du lịch thực tế tăng cường 5G với cửa sổ xe buýt AR

 

Cùng TGROUP tìm hiểu về Thành phố thông minh - Xu hướng phát triển trên thế giới

 

Tìm hiểu trí tuệ nhân tạo AI và các ứng dụng của nó

 

INTERNET OF THINGS (IoT) – KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ MỚI

Zalo

Quên mật khẩu?

Chọn đăng ký là bạn đã đồng ý với các điều khoản dịch vụ của TGROUP.

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Trở về đăng nhập

Đóng

Đóng
Đóng